Khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết sẽ có những dấu hiệu nào?
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là một bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh có những dấu hiệu như sốt, xuất huyết và thoát huyết tương. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ như rối loạn đông máu, suy tạng, và nguy cơ dễ dẫn đến tử vong. Hiện nay ở Việt Nam, chúng ta chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh này cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh.
Vì thế chúng ta là các bậc cha mẹ nên cần tìm hiểu các thông tin cần thiết về bệnh, như dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ và những cách phòng tránh, cách chữa trị bệnh sốt xuất huyết, hãy cùng KATA PHARMA tìm hiểu kĩ hơn về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em nhé.
>>> Xem thêm Các thông tin hữu ích của KATA PHARMA
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra. Virus sẽ lây lan qua vật thể trung gian là muỗi vằn. Khi một con mỗi vằn đốt người bệnh đã nhiễm virus Dengue, sau đó muỗi vằn sẽ truyền được bệnh cho người bình thường qua chính vết đốt.
Tất cả các thời điểm trong năm, chúng ta vẫn thấy nhiều người bị sốt xuất hiện nhưng bệnh này sẽ bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa. Đặc biệt vào các tháng 7, 8, 9, 10, chúng ta sẽ thấy các phương tiện truyền thông ra thông báo phun thuốc phòng muỗi vằn.
Những dấu hiệu khi trẻ bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có thể bắt gặp ở tất cả các độ tuổi, nhưng đối với trẻ em thì các bác sĩ đã nghiên cứu rằng bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 4 tuổi đến 9 tuổi.
Qua những dấu hiệu dưới đây sẽ giúp các ba mẹ phát hiện ra trẻ nhỏ có bị mắc sốt xuất huyết hay không và có những giải pháp kiểm tra và chữa trị kịp thời.
+ Những dấu hiệu xuất hiện ban đầu của bệnh sốt xuất huyết dễ nhận thấy ở trẻ: trẻ tự nhiên hay quấy khóc hơn, thường xuyên bỏ bú, nhiều đợt sốt kéo dài lên đến một tuần hoặc sốt cao rồi lại hạ và lặp đi lặp lại nhiều lần và các bé thường bị sốt cao trên 38 độ.
+ Bên cạnh biểu hiện sốt cao, chúng ta sẽ thấy thêm cả các triệu chứng như các bé cảm thấy đau đầu dữ dội, có thể đau bụng và buồn nôn, tự nhiên trẻ bị ra rất nhiều mồ hôi, chân tay của bé bị giảm nhiệt. Đặc biệt đối với những trường hợp bị nặng, chúng ta có thể thấy các triệu chứng xuất huyết như bé bị chảy máu cam, bị chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu…
+ Tiếp đó các bé cũng sẽ cảm thấy được sự đau nhức cơ, và cảm thấy cơ thể mệt mỏi. Các bé sẽ trở nên kém hoạt động hơn so với ngày thường, trở nên lười đi lại và hya muốn nằm yên một chỗ.
+ Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em, đó là phát ban. Nhưng dấu hiệu này lại xuất hiện khá muộn so với các triệu chứng khác, phải sau khi bé sốt khoảng 3 ngày, các nốt ban đỏ mới bắt đầu xuất hiện trên tay chân, lưng bụng hoặc lan ra toàn cơ thể.
>>> Xem thêm LÀM SAO ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM KHỎI CÁC CĂN BỆNH DỄ PHÁT SINH TRONG MÙA MƯA
Bên cạnh đó, chúng ta có thể chia các giai đoạn phát triển của bệnh sốt xuất huyết thành 3 giai đoạn để dễ quan tâm và chăm sóc trẻ hơn.
- Giai đoạn 1: Chúng ta gọi đây là giai đoạn sốt: Khi trẻ bắt đầu mắc bệnh thường sẽ có triệu chứng sốt cao đột ngột, kèm theo biểu hiện chán ăn, hay buồn nôn sau khi ăn, cơ thể mệt mõi.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn này rất nguy hiểm, vì nó dễ gây ra các biến chứng đối với trẻ (bị xuất huyết dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa, bị thoát huyết tương). Có những trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ gây ra tràn dịch màng phổi và màng bụng, mạch đập nhanh, huyết áp bị tụt.
- Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn hồi phục cho cơ thể, lúc này cơ thể sẽ có khả năng hoàn toàn hết sốt, các bé bắt đầu thèm ăn trở lại, có thể đi tiểu được, chúng ta sẽ thấy các bé khỏe dần lên.
Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Do bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị, cũng chưa có như vaccine phòng bệnh. Chúng ta hiện mới có các sản phẩm thuốc có thể điều trị được triệu chứng: giảm đau và dùng paracetamol để hạ sốt.
Ba mẹ lưu ý mặc quần áo thoáng mát cho bé và lau người bằng nước ấm; bổ sung thêm nước bằng cách uống nhiều Oresol, nước ép trái cây (tránh đồ uống quá chua) hoặc làm nước cháo loãng với muối.
>>> Xem thêm LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO TRẺ EM?
Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết cho trẻ
Chúng ta phải dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ môi trường đang sinh sống, cũng như loại bỏ nơi ở sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng bọ gậy bằng những cách như:
- Dùng những đồ dùng để nắp đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước xung quanh khu nhà ở để muỗi không vào đẻ trứng.
- Thả cá vào các đồ vật dụng cụ chứa nước lớn (như bể, giếng, chum, vại) cũng là một cách để diệt lăng quăng bọ gậy...
Các biện pháp ngăn ngừa phòng chống bị muỗi đốt:
- Thường xuyên mặc quần áo dài tay, đặc biệt vào những thời điểm thời tiết nồm ẩm.
- Tạo thói quen ngủ trong màn, kể cả ngủ ban ngày.
- Sử dụng những đồ dùng khác để xua đuổi và tiêu diệt muỗi như dùng bình xịt, hương muỗi, kem xua muỗi, hay vợt điện để diệt muỗi.
- Mỗi nhà hãy tích cực tham gia các đợt phun hóa chất phòng và chống dịch sốt xuất huyết.
>>> Xem thêm THUỐC NHỎ MŨI - MẮT - TAI KATADEXAN
Thông tin về công ty KATA PHARMA Việt Nam
Địa chỉ văn phòng: B2/22 phố Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: (024) 6292 5111; 0995588988
Email: duockata@gmail.com
Website: www.kataco.vn
KATA PHARMA hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em vừa rồi sẽ giúp các cha mẹ có con nhỏ có thêm những thông tin cần thiết trong phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và phòng ngừa được bệnh sốt xuất huyết.