Chảy máu cam ở trẻ em có nguy hiểm không?
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ em với nhiều mức độ khác nhau. Tùy thuộc với lượng máu chảy mà có thể phán đoán tình hình. Cha mẹ nên theo dõi sát sao và kịp thời xử lý các tình huống khi trẻ bị chảy máu cam.
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở trẻ em với nhiều mức độ khác nhau. Tùy thuộc với lượng máu chảy mà có thể phán đoán tình hình. Cha mẹ nên theo dõi sát sao và kịp thời xử lý các tình huống khi trẻ bị chảy máu cam.
Kataco sẽ cùng bạn tìm hiểu về bệnh lý chảy máu cam ở trẻ em và hướng xử lý khi gặp phải.
>>> Xem thêm : Danh mục các sản phẩm của công ty Kataco
Chảy máu cam được hiểu như thế nào?
Chảy máu cam là một loại bệnh thuộc nhóm tai- mũi- họng. Khi bị chảy máu cam, thường liên quan đến các bộ phận khác như họng. Chảy máu cam xảy ra khi mạch máu trong mũi bị tổn thương, nứt vỡ, máu chảy ra ngoài. Bệnh lý này hay gặp ở trẻ từ 2- 10 tuổi.
Hiện nay chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác nhất cho chảy máu cam . Tuy nhiên, nguyên nhân chung nhất hay gặp phải là mũi bị gặp chấn thương , tác động lên các thành mạch máu trong mũi.
Chảy máu cam thường xảy ra vào buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy. Cha mẹ nên lưu ý trường hợp này để theo dõi trẻ.
Phân loại chảy máu cam
Chảy máu cam phía trước mũi
Đây được xem là 90% hiện tượng hay gặp phải ở trẻ nhỏ. Hiện tượng này xảy ra khi phần mạch máu ở phía trước của mũi bị tổn thương. Khi bị tác động từ bên ngoài ( ngoáy mũi, va đập ), mạch máu rất mỏng và dễ vỡ, máu sẽ theo tự nhiên thoát ra ngoài.
Ở những nơi có khí hậu thời tiết hanh khô, và độ ẩm khô thường hay dễ bị chảy máu cam.
Chảy máu cam ở phía sau mũi
Hiện tượng này ít gặp hơn, tuy nhiên mức độ lại nguy hiểm hơn đối với chảy máu cam trước mũi. Vì khi bị chảy máu cam sau sẽ diễn ra âm thầm, chảy xuống dưới họng và nuốt ngay. Chảy máu cam sau mũi thường liên quan đến vị trí phía sâu và cao trong mũi, thường khó phát hiện hơn.
Máu thường chảy nhiều hơn và chảy ở 2 bên mũi. Khi gặp phải hiện tượng này, cha mẹ cần nên xử trí để cầm máu tạm thời và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
>>> Xem thêm : Sản phẩm tăng cường đề kháng Vita Clin
Các nguyên nhân hay gặp của chảy máu cam
Một số nguyên nhân chính dẫn đến chảy máu cam hay gặp ở trẻ em. Cha mẹ cần theo dõi và phát hiện kịp thời:
Thời tiết hanh khô, ở trong phòng điều hòa lạnh hoặc dùng lò sưởi
Các tác nhân này khiến mao mạch trong mũi trở nên khô, dễ vỡ, nhạy cảm . Trẻ em thường xuyên ở trong môi trường điều hòa lạnh nhiều tiếng trong ngày, nên khi thay đổi môi trường đột ngột dễ bị chảy máu cam.
Hắt hơi hoặc ngoáy mũi mạnh
Đôi khi việc hắt hơi khiến mạch máu mũi bị vỡ, chỉ cần một lực nhỏ khiến máu chảy ra ngoài. Trẻ em hay có thói quen ngoáy mũi khi bị ngứa, vô tình tác động mạnh và sâu vào khoang mũi, làm mạch bị tổn thương và chảy máu. Khi nội soi mũi sẽ dễ thấy các vết xước trong mạch máu mũi.
Thuốc chống viêm , thuốc xịt mũi
Trong thành phần của thuốc chống viêm hay thuốc xịt mũi thường có chất làm co mạch, làm giảm các triệu chứng hay gặp của viêm mũi, chảy nước mũi. Khi dùng tần suất nhiều, mạch mũi co cứng lại, gây khó chịu và vướng, từ đó máu chảy.
>>> Xem thêm : Trẻ 3 tuổi hay bị chảy máu cam có nguy hiểm không?
Biển chứng của chảy máu cam
Chảy máu cam ở trẻ em thường xảy ra trong vài phút, sau đó máu tự ngừng chảy. Số lượng máu mất đi không nhiều, tuy nhiên hay khiến trẻ trở nên hoảng sợ và quấy khóc. Cha mẹ không nên chủ quan, cần theo dõi trẻ em một vài ngày sau khi bị chảy máu cam xem có hiện tượng bất thường. Có rất nhiều trường hợp chảy máu cam xảy ra với tần suất nhiều, dày đặc, máu chảy bất thường, kèm theo các triệu chứng khác nhau . Điều này sẽ trở nên nguy hiểm. Cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
Cách sơ cứu ban đầu khi trẻ bị chảy máu cam
Điều đầu tiên cần làm là trấn an, bình tĩnh cho trẻ. Khi trẻ hoảng loạn, quấy khóc, máu sẽ dễ chảy nhiều hơn. Cho trẻ ngồi yên một chỗ, nơi thoáng mát.
Giữ cho trẻ ngồi tư thể hơi ngả về phía trước. Không ngửa cổ ngả về sau , điều đó làm máu không cầm được và có xu thế chảy ngược về phía sau xuống họng.
Tay bóp nhẹ phần cánh mũi mềm bên ngoài, tuyệt đối không bóp ở vị trí xương mũi, gây tổn thương phần sụn ở trên và làm máu khó cầm. Giữ nguyên tư thế và động tác trên trong vòng 5 - 10 phút. Sau đó kiểm tra xem máu còn chảy hay không.
Trẻ em sau khi chảy máu cam cần được nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động mạnh.
Sau 20 phút cầm máu mà hiện tượng không giảm, xuất hiện thêm triệu chứng choáng váng, đau đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu kịp thời.
Điều trị chảy máu cam cho trẻ em
Khi bị chảy máu cam ở mức độ nhẹ có thể tự sơ cứu tại nhà và chưa cần dùng thuốc điều trị. Khi mức độ nặng , cần có sự can thiệp của bác sĩ . Bác sĩ sẽ dùng thuốc mỡ cầm máu bên trong mũi của trẻ, hoặc dùng nitrat bạc để đốt mạch máu.
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị chảy máu cam và dự phòng tái phát sau này.
Bên Kataco chuyên phân phối các thực phẩm chức năng có thành phần từ thiên nhiên , an toàn cho trẻ em, hỗ trợ và nâng cao đề kháng, giảm khả năng tái phát chảy máu cam.
Bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu tại đây.
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: B2/22 phố Trung Kính, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
Phone: 099 5588 988
Email: duockata@gmail.com
Website: www.kataco.vn