Chớ coi thường bệnh viêm mũi ở trẻ em
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng có thể bị biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản…
Sau khi đọc bài viết này, hi vọng mọi người sẽ hiểu biết rõ hơn về bệnh viêm mũi cũng như cách để đối phó với chúng!
Thời tiết nóng ẩm, khí hậu gió mùa ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại phát triển.
Tỉ lệ mắc các bệnh về tai-mũi-họng, các bệnh đường hô hấp luôn ở mức cao.
Trong đó, gặp nhiều nhất có lẽ là bệnh viêm mũi . Căn bệnh này phổ biến tới mức nhiều người coi thường sự nghiêm trọng của nó.
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân mắc viêm mũi có thể bị biến chứng như viêm tai, viêm xoang, viêm phế quản…
Sau khi đọc bài viết này, hi vọng mọi người sẽ hiểu biết rõ hơn về bệnh viêm mũi ở trẻ em cũng như cách để đối phó với chúng!
>>> Xem thêm: Thông tin quan trọng bỏ túi về bệnh viêm mũi ở trẻ em
Thế nào là bệnh viêm mũi?
Viêm mũi là bệnh không hề hiếm gặp ở trẻ nhỏ.
Do điều kiện thời tiết cộng với môi trường ô nhiễm, bệnh viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ở mọi thời điểm trong năm. Nhất là vào thời điểm giao mùa, đầu xuân khi độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thất thường.
Trẻ mắc viêm mũi dị ứng sẽ có cảm giác khó chịu, nặng là đau nhức ở mũi, xoang mặt, hắt hơi, chảy dịch…
Có thể hiểu đơn giản đây là triệu chứng niêm mạc mũi bị viêm, kích ứng do các tác nhân trong, ngoài. Khi gặp tác nhân gây dị ứng, cơ thể sẽ tự động giải phóng 1 chất là histamin để tự vệ. Các biểu hiện như ngứa mũi, sưng đỏ hay chảy dịch đều là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể.
Với trẻ em, đề kháng còn kém nên khả năng tự khỏi bệnh sẽ thấp hơn người lớn khỏe mạnh. Cần được chăm sóc và có những can thiệp đúng lúc, đúng bệnh.
Xác định nguyên nhân gây bệnh
Sau phần 1, bạn đã hiểu được bản chất bệnh viêm mũi. Từ cơ chế phát bệnh, ta có thể chia thành 2 loại viêm mũi dị ứng.
-Viêm mũi không dị ứng:
Do các yếu tố từ bên ngoài môi trường kích thích. Chẳng hạn bụi, khói độc hại, hương nước hoa, phấn hoa hoặc thời tiết quá khắc nghiệt.
Đôi khi, trẻ lớn hơn 1 chút ăn các món cay, uống sữa động vật cũng có thể bị kích thích.
Trẻ nhỏ mắc viêm mũi không dị ứng có thể có thêm các triệu chứng sốt, đau họng, đau đầu, mệt mỏi.
Khi dịch mũi chảy ra lỏng, trong suốt tức là vẫn ở tình trạng nhẹ. Nếu đã chuyển sang màu vàng, xanh, tình trạng viêm đã nặng hơn và nên sử dụng kháng sinh để điều trị.
Viêm mũi không dị ứng rất dễ để nhận biết. Không cần xác định chính xác, đặc hiệu vẫn có thể khắc phục được.
-Viêm mũi dị ứng:
Gây ra bởi các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể như mạt bụi, nấm mốc, lông động vật…Các nhân tố này xuất hiện vào các thời điểm nhất định. Khi độ ẩm cao, nấm mốc phát triển mạnh. Hoặc khi động vật trong nhà đến lúc thay lông.
Không phải đứa trẻ nào cũng bị dị ứng với các tác nhân nhất định. Chỉ có các quan sát trong quá trình phát triển của bé để xác định.
Nếu có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây dị ứng thì việc điều trị sẽ có hiệu quả.
>>>Xem thêm: Trẻ nhanh chóng hết triệu chứng ngạt mũi
Phòng và tránh bệnh viêm mũi ở trẻ em
Phòng và tránh luôn có hiệu quả hơn là việc chữa bệnh.
Để phòng tránh bệnh viêm mũi ở trẻ, Kataco.vn chia sẻ một số phương pháp sau:
-Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý hoặc các dạng xịt nước biển khoáng. Có tác dụng vệ sinh sạch sẽ, kháng viêm đường hô hấp.
-Sử dụng máy lọc không khí. Hiện nay có rất nhiều loại máy có kèm chế độ điều chỉnh độ ẩm trong phòng sẽ tiện dụng hơn.
-Dưỡng ẩm và giữ ấm khu vực quanh mũi để hạn chế mũi bị kích ứng, giảm tình trạng tắc mũi.
-Với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, khuyến khích không nên trồng hoa, nuôi chó mèo trong nhà. Nếu có, phải hạn chế tiếp xúc với trẻ. Bố mẹ mới ở bên ngoài về nên thay quần áo sạch sẽ rồi mới tiếp xúc.
-Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng đã nêu ở trên. Ngoài việc gây dị ứng mũi , chúng không hề có lợi cho sức khỏe của cả người lớn và trẻ nhỏ.
-Tăng cường bổ sung nước, các chất khoáng, đặc biệt là vitamin C có tác dụng như hàng rào bảo vệ tự nhiên cho trẻ. Hạn chế tối đa các loại thuốc kháng sinh.
Các phương pháp trên rất đơn giản, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày. Chăm sóc bé khỏe mạnh tự nhiên không khó như chúng ta nghĩ.
>>>Xem thêm: Thuốc nhỏ mắt-mũi-họng Katadexan cho người lớn, trẻ nhỏ
Cách chăm sóc bé bị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị sẽ biến chứng thành viêm xoang, viêm mũi mãn tính. Đó là điều không ai mong muốn.
Khi trẻ nhỏ bị viêm mũi, tuyệt đối không làm “bác sĩ tại nhà” tự kê đơn điều trị. Chúng ta chỉ có thể quan sát và hạn chế các tác nhân cho là gây ra triệu chứng.
Rất có thể trường hợp của bé nhẹ, không cần uống thuốc. Việc tự ý mua thuốc cho trẻ đôi khi làm phản tác dụng, trẻ bị nhờn kháng sinh.
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng không khó. Mục đích là giảm các triệu chứng sụt sịt, viêm sưng xuống thấp nhất có thể.
Vẫn nên áp dụng các biện pháp như khi phòng tránh bệnh. Đặc biệt bổ sung thêm nước và vitamin C bù lại cho cơ thể.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, bác sĩ sẽ kê 2 loại sau: một là thuốc đặc trị, thuốc uống và các loại thuốc xịt.
Bố mẹ chỉ có thể tự sử dụng các loại thuốc xịt lành tính, không chứa kháng sinh hay corticoid để dùng cho trẻ khi bị viêm mũi. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ, xịt để thông sạch mũi.
Tất cả các thuốc chứa dược chất tác dụng mạnh: naphazolin, nasacort, kháng sinh… đều phải thông qua sự cho phép của bác sĩ mới được sử dụng với liều lượng vừa phải.
Đôi khi, bố mẹ sẽ nhầm một số bệnh khác thành viêm mũi dị ứng. Các bé nên được đặc biệt quan tâm, thăm khám ngay khi có các triệu chứng bất thường.
Chúng tôi hy vọng những thông tin trên đã có ích với những gia đình đã và sắp có trẻ nhỏ. Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý những thông tin về phòng chống bệnh cho trẻ.
Kataco.vn chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển tốt!
>>> Xem thêm: Cẩm nang chăm sóc con nhỏ tại nhà