Menu

BỐ MẸ LÀM NGAY ĐIỀU NÀY SẼ GIÚP TRẺ SƠ SINH HẾT NGHẸT MŨI NHANH CHÓNG

Cập nhật: 04/01/2021
Lượt xem: 0

Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh không phải hiện tượng hiếm gặp, thậm chí còn xảy ra với tần suất cao. Điều này tuy không gây ra các hậu quả nghiêm trọng nhưng lại khiến cho các bé thấy khó chịu. Đó là lí do mà trẻ rất hay quấy khóc, bỏ bú mẹ. Để tình trạng này chấm dứt, các mẹ cần có biện pháp khắc phục hiệu quả. Vậy Làm thế nào khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi? hãy cùng tìm hiểu với Kataco.vn ngay sau đây.

Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngạt mũi

- Cảm cúm: Nếu bé nhà bạn không may bị cảm cúm sẽ xuất hiện dấu hiệu nghẹt mũi kèm theo đó là tình trạng sốt nhẹ, đau họng và chán ăn.

[Một số nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị ngạt mũi]

- Cảm lạnh: Đây là bệnh lý mà các bé rất dễ mắc phải và cũng là nguyên nhân khiến cho các bé sơ sinh bị ngạt mũi. 

Cha mẹ nên đặc biệt lưu ý, không chỉ khi thời tiết thay đổi, không khí lạnh ập đến trẻ mới co nguy cơ mắc bệnh mà ngay cả khi trời nóng bức, căn bệnh này cũng là mối nguy với các bé, đặc biệt là bé dưới 1 năm tuổi.

Đó là khi mà các bé nô đùa ra nhiều mồ hôi rồi nằm trong phòng điều hòa, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng cảm lạnh và nghẹt mũi.

- Trẻ bị dị ứng: Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho các bé dị ứng điển hình nhất chính là phấn hoa, lông vật nuôi, độ ẩm và thời tiết. Lúc này dịch nhầy ở mũi sẽ được sản sinh ra nhiều và khiến trẻ có tình trạng nghẹt mũi.

- Ngạt mũi sơ sinh: Theo các nghiên cứu cho thấy rằng các bé sơ sinh có tình trạng nghẹt mũi cũng có thể do nước nhầy của bào thai chưa được hút sạch khỏi hệ thống hô hấp.

>>> Xem thêm: Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều không khỏi

Loại bỏ dấu hiệu ngạt mũi bằng nước muối sinh lý

Đây là một biện pháp an toàn, dễ thực hiện và có chi phí rẻ. 

Bạn chỉ cần mua các lọ muối sinh lý được bán sẵn ngoài hiệu thuốc rồi về vệ sinh mũi cho bé.

Cách thức thực hiện:

- Bế trẻ nằm ngửa nhưng vẫn có độ nghiêng để tránh bị sặc

- Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối vào lỗ mũi

- Không dùng nước muối để nhỏ quá 4 ngày liên tiếp vì như thế sẽ làm khô niêm mạc mũi của bé và khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ tồi tệ hơn vì cơ thể sẽ không ngừng sản sinh ra chất nhầy.

>>> Xem thêm: Trẻ bị ho kéo dài: Khi nào cần đi khám?

Dùng bóng hút mũi làm sạch dịch mũi

- Bóng hút mũi là một dụng cụ hút các chất nhầy có trong mũi bé, nhờ đó các bé có thể dễ dàng hít thở hơn.

Để dùng bóng hút mũi bạn cần nhỏ khoảng 2 giọt nước muối vào mũi bé để làm lỏng các chất dịch, sau đó đặt ống hút để hút sạch các chất nhầy ở bên trong.

Nên bóp bóng từ từ để nhẹ nhàng lấy dịch nhầy ra bên ngoài mà không tác động quá mạnh đến các bé.

Nên thực hiện hút mũi cho bé khoảng 15 phút trước khi cho trẻ ăn và trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó bạn nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ để hạn chế vi khuẩn tích tụ gây nguy hiểm cho các bé.

Xông hơi

Để xông hơi cho bé, bạn có thể xả nước nóng vào chậu sau đó cho bé ngồi xông vài phút. Lúc này hơi ấm sẽ làm lỏng các chất nhầy có trong mũi. 

Không để cho các bé đụng vào nước bởi da tay bé vẫn mỏng nên rất dễ bị bỏng.

Có thể thêm tinh dầu gừng để tăng công hiệu cho hơi nước, giúp cải thiện tình trạng nghẹt mũi tốt hơn.

Xông hơi sẽ làm thông thoáng ống thở, giảm ho và giảm tức ngực. Bên cạnh đó, mũi bé khi được tiếp xúc với hơi nước sẽ giúp làm loãng dịch nhầy trong đã hình thành trong mũi.

Chạy máy giữ ẩm không khí

Ngày nay các mẹ thường cho các bé nằm ở phòng điều hòa hoặc trời đông không khí trở nên khô hanh, chính vì thế niêm mạc mũi các bé bị khô lại, cơ thể sẽ tự động sản sinh chất nhầy để làm ẩm khoang mũi, khi lượng chất nhầy dư thừa cũng là lúc mũi các bé bị nghẹt. 

Lúc này bạn nên dùng máy giữ ẩm không khí để giữ cho độ ẩm của phòng ở mức ổn định. Bên cạnh đó cũng nên vệ sinh sạch sẽ dụng cụ, hạn chế để nấm mốc xuất hiện.

Các cách chữa nghẹt mũi khác

Bên cạnh các biện pháp kể trên bạn cũng có thể tham khảo một số phương pháp khác để điều trị nghẹt mũi cho bé:

- Kê cao đầu cho trẻ: Bạn có thể đặt một chiếc gối để trẻ có tư thế nằm cao hơn, điều này giúp cho các chất nhầy không bị chảy ngược ra mũi, có như vậy thì tình trạng nghẹt mũi mới có thể thuyên giảm. Hầu hết, các bác sĩ chuyên về khoa nhi khuyên các mẹ nên thực hiện hình thức này cho đến khi bé nhà mình được 2 tuổi.

- Cho trẻ uống nhiều nước: điều này sẽ giúp cho tình trạng nghẹt mũi được cải thiện đồng thời làm cho các dịch nhầy loãng hơn. Không nên bắt các bé uống quá nhiều cùng một lúc, như vậy dễ làm trẻ sặc và no bụng, không thể ăn thêm thứ gì khác. Chia thành nhiều lần trong ngày, mỗi lần cho bé uống bằng muỗng nước nhỏ.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết Kataco.vn

Để biết thêm các kiến thức và dược phẩm giúp điều trị các tình trạng liên quan đến sức khỏe của trẻ sơ sinh, hãy theo dõi để có thể cập nhật tin tức hàng ngày của Kataco.vn.

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 37
  • Hôm qua: 51
  • Tổng truy cập: 114436
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988