Menu

Cách trị nghẹt mũi cho bé đơn giản, hiệu quả - Kataco

Cập nhật: 10/03/2021
Lượt xem: 0

Cách trị nghẹt mũi cho bé - Nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu rất nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Để chữa trị dứt điểm, bố mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi.

Cách trị nghẹt mũi cho bé - Nghẹt mũi, khó thở là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Đây cũng là dấu hiệu báo hiệu rất nhiều bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Để chữa trị dứt điểm, bố mẹ cần tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi.

Trong bài viết này, Kataco sẽ chia sẻ cùng các bố mẹ các nguyên nhân gây ra căn bệnh này ở trẻ cũng như cách chữa trị đơn giản mà hiệu quả.

Nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi

Có rất nhiều nguyên nhân cũng như bệnh lý dẫn đến tình trạng nghẹt mũi của bé. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị sổ mũi:

- Thời tiết thay đổi: Khi tiết trời se lạnh sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, gây nghẹt mũi, sổ mũi. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều hơn khi trời gần sáng, lúc nhiệt độ không khí giảm xuống.

- Môi trường sống thay đổi: Khi mới được đi học, tiếp xúc với môi trường lạ, có nhiều trẻ sẽ gặp các vấn đề về hô hấp như tắc nghẽn mũi, ho, viêm họng, viêm phế quản.

- Nhiễm virus: Nghẹt mũi có thể xảy ra khi trẻ bị nhiễm virus, nhất là virus cảm cúm. Bên cạnh ngạt mũi, virus cảm cúm còn gây hắt hơi, ho, đau họng.

- Viêm mũi dị ứng: Trẻ bị viêm mũi dị ứng ngoài nghẹt mũi, còn có thể hắt hơi nhiều, chảy nước mũi, ngứa mắt. Viêm mũi dị ứng thường gây nghẹt cả hai bên mũi. Nếu có dịch trong mũi thì đa phần là dịch lỏng và màu trắng nhạt.

- Dị vật trong mũi: Trẻ vô tình bị kẹt vật lạ trong mũi khiến bé bị nghẹt mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn.

Trong đa số trường hợp, bố mẹ có thể chữa trị ngạt mũi cho bé ngay tại nhà bằng các cách đơn giản dưới đây.

>>> Xem thêm: Viêm mũi ở trẻ em

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối

Đây là cách chữa ngạt mũi cho trẻ vô cùng đơn giản mà hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm sạch mũi, sát khuẩn, ngăn ngừa các vi khuẩn tiếp tục tấn công khoang mũi khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, nếu trong mũi bé có các vảy cứng khiến bé khó thở thì nước muối cũng làm mềm các vảy này và làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi, giúp dịch nhầy dễ dàng đào thải ra ngoài hơn. Nhỏ mũi khiến mũi thông thoáng hơn, ít nhất là trong một thời gian ngắn, giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ thở.

Với nước muối sinh lý, bố mẹ hãy mua ở hiệu thuốc, nồng độ khoảng 0,9%. Tần suất rửa mũi cho bé là khoảng 3 - 5 lần/ngày. Rửa mũi nhiều hơn có thể gây khô khoang mũi, gây hại cho trẻ nhỏ.

Hút mũi

Hút mũi giúp lấy bớt dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ ra ngoài, trẻ sẽ cảm thấy dễ thở hơn. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý, dịch nhầy được làm loãng hơn, cha mẹ có thể tiến hành hút mũi cho trẻ.

Sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng. Vệ sinh sạch sẽ trước khi dùng để không làm tình trạng viêm mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Không hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong 1 ngày, có thể làm kích ứng niêm mạc mũi của trẻ.

>>> Xem thêm: Các sản phẩm tại Kataco

Xông hơi

Hơi nước sẽ làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi của trẻ. Đồng thời cung cấp độ ẩm và làm mũi trẻ ấm hơn. Xông hơi giúp thông mũi, giảm ho, đặc biệt phù hợp với tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh..

Xông hơi cho trẻ bằng máy xông hơi chuyên dụng hoặc có thể xả nước nóng vào chậu và bế bé bên cạnh sao cho bé ngửi được hơi nước bốc lên. Chú ý cẩn thận để trẻ không bị bỏng.

Bổ sung độ ẩm không khí trong phòng

Không khí quá khô vào mùa đông hay cho trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và là yếu tố tác động khiến tình trạng nghẹt mũi của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Cha mẹ nên bổ sung độ ẩm không khí bằng cách chạy máy giữ ẩm để lỗ mũi của trẻ không bị khô, bớt đau rát.

Các cách chữa ngạt mũi cho bé khác

- Đặt gối kê cao đầu của trẻ khi ngủ có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang. Mẹ nên chú ý đặt gối và những thứ khác ra khỏi khu vực ngủ của trẻ để giảm nguy cơ hội chứng đột tử sơ sinh (SIDS). Hầu hết các bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên thực hiện biện pháp này cho đến khi trẻ được 2 tuổi.

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước hơn: Vì nước có khả năng làm giảm nghẹt mũi và loãng chất nhầy. Tuy nhiên, mẹ không nên ép bé uống thật nhiều trong cùng một lúc nếu bé không muốn. Trẻ chỉ cần uống từng ngụm nước nhỏ trong suốt cả ngày là được mẹ nhé!

- Giữ ấm cho trẻ: Luôn luôn giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là khi trời chuyển mùa từ nóng sang lạnh, hoặc về đêm khi nhiệt độ giảm xuống đột ngột.

- Chườm nóng: Chườm nóng bằng khăn ẩm có thể giúp làm giảm tình trạng nghẽn xoang cũng như cảm giác nặng ở mũi và mặt. Tuy nhiên, cần lưu ý là khăn ẩm không nên quá nóng sẽ gây bỏng da.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco

Bài viết trên đây chính là những chia sẻ của DƯỢC KATA về cách chữa ngạt mũi cho bé đơn giản mà hiệu quả. Nếu cần tư vấn nhiều hơn về cách chăm sóc sức khỏe cho bé, quý khách hàng hãy liên hệ:

Công ty KATA Việt Nam

Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: B2/22 phố Trung Kính, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội 

Phone:  (024) 6292 5111;  0995588988

Email: duockata@gmail.com

Website: www.kataco.vn

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 59
  • Hôm qua: 130
  • Tổng truy cập: 137852
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988