Cẩn trọng tình trạng viêm mũi kéo dài ở trẻ nhỏ
Nhận thấy sự lơ là của mọi người với căn bệnh này, Kataco.vn đem đến cho các gia đình thông tin cơ bản khi trẻ bị viêm mũi kéo dài.
Viêm mũi là bệnh viêm đường hô hấp rất thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn.
Thống kê rằng có đến 400 triệu người bị viêm mũi dị ứng trên toàn thế giới. Tỷ lệ trẻ em sơ sinh tại thành phố Hồ Chí Minh mắc bệnh viêm mũi là 20%.
Nhận thấy sự lơ là của mọi người với căn bệnh này, Kataco.vn đem đến cho các gia đình thông tin cơ bản khi trẻ bị viêm mũi kéo dài.
Nếu có nhận thức đúng, hoàn toàn có thể điều trị khỏi căn bệnh này.
Cha mẹ lo lắng con bị viêm mũi lâu ngày
Các bác sĩ chuyên ngành chắc hẳn quen thuộc với câu nói bông đùa :” Lai rai như tai mũi họng”.
Quả đúng không sai. Khi trẻ có biểu hiện sổ mũi, hắt hơi phụ huynh nên kịp thời có các biện pháp can thiệp. Đây là căn bệnh cần điều trị lâu dài, kiên trì.
Tai- mũi-họng sẽ thông với nhau. Vậy nên khi 1 bộ phận gặp vấn đề, bộ phận còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ví dụ, trẻ bị cảm lạnh, viêm họng thì mũi tiết dịch đặc cũng sẽ làm tai bị ù, cảm giác nặng nề.
Viêm ở ngoài da đã khó điều trị, viêm ở bên trong các xoang, viêm họng… càng khó điều trị hơn. Dễ biến chứng thành các bệnh mãn tính nghiêm trọng: viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tai trong, viêm mũi cấp...
Dịch mũi lúc trong lúc xanh, thi thoảng kèm ho…. Nhiều triệu chứng khiến cha mẹ hoang mang.
Phân biệt các loại bệnh gây viêm mũi
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ. Có thể bị dị ứng nên niêm mạc mũi bị viêm. Cũng có thể do các bệnh đường hô hấp gây nên.
Sau đây, chúng ta sẽ tiến hành phân biệt một số loại bệnh phổ biến gây nên tình trạng viêm mũi
+Viêm mũi: Tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương. Viêm mũi nhẹ có thể vệ sinh hằng ngày bằng nước muối sinh lý, cố gắng giữ ấm mũi, họng. Không cần dùng thuốc bé vẫn tự khỏi được.
+Viêm Xoang: Niêm mạc xoang bên trong bị nhiễm trùng cũng làm trẻ bị viêm mũi kéo dài. Đặc điểm là dịch mũi hôi, tanh hơn bình thường, đau đầu, đau xoang mặt, nhức chảy nước mắt.
+Viêm VA: Là tình trạng khi VA viêm do vi khuẩn tấn công. VA là các tổ chức lympho trong khoang vòm họng, có chức năng như lưới bắt giữ các vi sinh vật gây hại. Đặc điểm của trẻ bị viêm VA là ho, sổ mũi kèm sốt kéo dài. Dịch đặc màu vàng, hoặc xanh có kèm mủ. Dễ xơ hóa và biến thành mãn tính. Thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi.
>>> Xem thêm: Khi nào trẻ cần cắt amidan?
Như các bạn có thể thấy, các bệnh về đường hô hấp liên quan mật thiết với nhau, dễ chuyển hóa nặng hơn, từ bệnh này sang bệnh khác.
Tình trạng trẻ bị viêm mũi kéo dài không được chăm sóc là rất nguy hiểm. Càng để lâu càng mất nhiều công sức, tiền bạc để khắc phục. Hơn nữa, nếu hình thành ổ áp xe thì rất đau đớn cho các em nhỏ.
>>> Xem thêm: Đầu tư sản phẩm chăm sóc gia đình vui khỏe mỗi ngày
Chăm con không dùng kháng sinh
Các bệnh về tai- mũi-họng không nhất thiết phải dùng kháng sinh.
Kháng sinh là loại thuốc đặc trị với các trường hợp viêm mũi vi khuẩn gây nên. Không phải nguyên nhân gây bệnh nào cũng điều trị được bằng thuốc.
Một nguyên do quan trọng cho việc không lạm dụng kháng sinh đó là tránh tình trạng bé còn nhỏ đã bị kháng kháng sinh.
Những bé bị viêm VA, viêm amidan các bác sĩ sẽ khuyên nên cắt, nạo bỏ để hạn chế tình trạng viêm.
Các bé bị viêm mũi kéo dài không khỏi một phần do đề kháng yêu. Cần bổ sung thêm nhiều vitamin C, uống nhiều nước, cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Khi con bị viêm mũi kéo dài cần tránh làm gì?
Cha mẹ cần có những tác động đúng cách, không làm tình trạng viêm mũi ở trẻ nhỏ nghiêm trọng hơn.
1/ Rửa mũi quá nhiều:
Làm mất đi độ ẩm tự nhiên trong khoang mũi. Rửa quá sạch vô tình làm lớp nhầy bảo vệ biến mất. Niêm mạc mũi càng dễ bị tổn thương hơn tạo nên viêm mũi kéo dài.
2/ Lạm dụng các loại thuốc nhỏ
Các loại thuốc nhỏ mũi khi bị lạm dụng cũng sẽ gây ra các tác dụng phụ.
Trong bảng thành phần ít nhiều cũng sẽ có kháng sinh, corticoid…
Chai thuốc xịt cần được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi sử dụng, tránh đưa thêm vi khuẩn gây hại vào.
3/ Hút mũi quá kỹ
Phương pháp hút mũi thường được sử dụng tại các cơ sở y tế. Bởi vì nó rất dễ bị sử dụng sai cách.
Không được đưa xilanh vào quá sâu, làm đi làm lại nhiều lần vô tình làm niêm mạc mũi phù nề và kích ứng thêm.
4/ Tự ý kê đơn thuốc
Như đã trình bày ở trên, lạm dụng các loại thuốc để điều trị là điều không nên.
Trẻ nhỏ phải được kê toa đúng bệnh, đúng liều lượng đảm bảo an toàn.
>>> Xem thêm: Xịt vệ sinh mũi muối biển lành tinh Katasea
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Người xưa đã có câu: phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Khi cha mẹ tạo cho mình một thói quen chăm sóc con khoa học, trẻ nhỏ có một sức đề kháng tốt chống lại rất nhiều loại bệnh. Đồng thời không lãng phí thời gian, tiền bạc vào việc chữa trị kéo dài.
Thời tiết thay đổi đột ngột, cả gia đình phải giữ cho cơ thể luôn được ấm áp.
Vệ sinh hằng ngày tai mũi họng bằng nước muối sinh lý và nước súc miệng.
GIữ cho nhà ở luôn sạch sẽ. Thay ga, gối, chăn màn thường xuyên. Không gian sống ít bụi sẽ giúp bạn và gia đình hạn chế được rất nhiều các bệnh đường hô hấp.
Trên đây là những thông tin hữu ích mà Kataco.vn cung cấp cho các bạn.
Hãy tham khảo thêm những tip chăm sóc sức khỏe gia đình tại đây!
>>> Xem thêm: Đơn vị cung cấp thuốc uy tín Kataco.vn