Phải làm sao khi bé bị chảy nước mũi liên tục - Kataco
Bé bị chảy nước mũi liên tục
Bé bị chảy nước mũi liên tục - Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ hiểu khi các bé hay có các triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, ho… Nhưng bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, chỉ cần nắm rõ các triệu chứng và một số cách điều trị thông dụng là có thể ngăn chặn các tình trạng trên. Cùng Kataco tìm hiểu các dấu hiệu và cách chữa trị khi bé bị chảy nước mũi liên tục trong bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân các bé bị chảy nước mũi liên tục
Nguyên nhân hay gặp nhất khi trẻ bị sổ mũi là do bị nhiễm lạnh. Theo Đông Y, lục phủ ngũ tạng của trẻ em chưa hoàn thiện, dễ bị nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi thất thường hoặc ra quá nhiều mồ hôi khiến cơ thể bị mất nước.Trong thời gian ủ bệnh có một số dấu hiệu hay gặp như: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…
Nếu trong thời gian này vẫn chưa có biện pháp điều trị thì sẽ dẫn đến triệu chứng nặng hơn như ho, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng bên trong.
Trên thực tế cấu tạo mũi có một lớp niêm mạc bảo vệ ngăn cản các loại vi khuẩn, khói bụi xâm nhập vào khoang mũi. Nếu lớp niêm mạc này bị ảnh hưởng do thời tiết sẽ khiến mũi của con mất đi một lớp bảo vệ và khiến các loại vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và cơ thể.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm tại Kataco
Làm thế nào khi trẻ bị sổ mũi?
Khi thấy con mình có những dấu hiệu sổ mũi bố mẹ cần có những biện pháp can thiệp ngay, tránh trường hợp xấu hơn và có triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Dùng nước muối sinh lý
Trong quá trình quan sát nếu thấy trẻ chảy nước mũi có màu trắng trong, các mẹ chỉ cần nhỏ nước muối sinh lý 0.9% mỗi ngày 4 đến 5 lần và mỗi bên mũi 3 đến 4 giọt. Như vậy vừa làm giảm các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể vừa vệ sinh mũi của bé sạch sẽ mỗi ngày.
Tuy nhiên nếu nước mũi của bé chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng xanh bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ để xác định nguyên nhân ngay lập tức.
Hướng dẫn cách sử dụng muối sinh lý:
- Trước khi nhỏ nước muối cần ngâm trong nước ấm từ 15 đến 30 phút.
- Đặt bé nằm ngửa sao cho phần đầu thấp hơn phần thân của bé
- Sau khi nhỏ nước muối đợi trong khoảng 30 giây để làm chất nhầy trong mũi loãng hơn.
- Làm sạch phần hốc mũi: đối với các bé đã có tự hỉ mũi được, đỡ bé ngồi dậy và cho bé hỉ mũi vào khăn sạch. Đối với trẻ nhỏ không thể tự hỉ mũi bố mẹ dùng dụng cụ hút đờm để làm sạch hốc mũi cho bé.
- Vệ sinh ống hút
Chú ý: trong trường hợp các bé đã tự hỉ mũi được, bố mẹ không được bóp cả 2 bên mũi của bé như vậy khiến áp lực tăng lên đột ngột và khiến bé không tự thực hiện được thậm chí là bị nuốt ngược nước muối vào trong.
>>> Xem thêm: THUỐC XỊT MŨI KATI Adult
Cải thiện sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh sử dụng cách trên trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày bố mẹ cũng có thể nâng cao sức đề kháng cho trẻ
- Uống thật nhiều nước: bố mẹ cũng có thể cho con uống thật nhiều nước (các loại nước ép trái cây, nước lọc, sữa…), như vậy sẽ khiến tăng khả năng đào thải chất độc của các cơ quan nội tạng. Bên cạnh đó để cơ thể chuyển hóa thức ăn nhanh thành năng lượng có thể cho bé ăn những đồ ăn ở dạng lỏng như: cháo, súp và cũng khiến dịch trong mũi của bé lỏng hơn và dễ vệ sinh hơn.
- Tắm bằng nước ấm pha gừng: cách này vừa khiến cơ thể bé khoan khoái, dễ chịu vừa khiến các cơ quan trong cơ thể thư giãn và tăng khả năng hoạt động hiệu quả, đặc biệt là làm cho dịch ở mũi loãng hơn để dễ vệ sinh
- Mang tất cho bé khi đi ngủ, bôi dầu tràm hoặc dầu gió lên lòng bàn chân hoặc lưng khi ngủ, kê đầu hơi cao một chút để bé dễ hô hấp hơn và tránh tình trạng nước mũi chảy ngược vào bên trong khiến bé bị ngạt thở.
Khi nào nên đưa bé đi bác sĩ?
Nếu đã áp dụng tất cả các biện pháp trên nhưng vẫn chưa có sự thay đổi gì và các triệu chứng vẫn tiếp tục, lúc này bố mẹ cần lưu ý hơn và cần đưa con đến bác sĩ khám ngay lập tức.
Các dấu hiệu sau cho thấy trẻ phải được đưa đến bệnh viện gấp:
- Thay tã ít hơn thường ngày, thân nhiệt cao hơn 38 độ, mắt nhỏ dịch màu trắng hoặc xanh, ho kéo dài và trẻ khóc bất thường kéo dài không nín. Như vậy là trong các loại vi khuẩn đã thâm nhập sâu vào cơ thể bé và chuyển biến thành các tình trạng nghiêm trọng hơn. Bố mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và sử dụng thuốc chữa trị hiệu quả.
- Trẻ bỏ bú, ho nhiều và nôn khiến thay đổi sắc tố da và trẻ khó thở, tím tái các đầu ngón tay. Các dấu hiệu này nghiêm trọng hơn dấu hiệu trên rất nhiều và cần phải đưa đến bác sĩ ngay lập tức.
Có thể nói chảy nước mũi ở trẻ là tình trạng rất nhiều gia đình gặp phải, chỉ cần bố mẹ chú ý và thay đổi kịp thời sinh hoạt ăn uống hàng ngày của bé sẽ chấm dứt được tình trạng này ngay lập tức. Tuy nhiên nếu không được phát hiện kịp thời sẽ trở nên nghiêm trọng và có những biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco
Công ty KATA Việt Nam
Địa chỉ: Văn phòng Hà Nội: B2/22 phố Trung Kính, Q.Cầu Giấy, Tp.Hà Nội
Phone: (024) 6292 5111; 0995588988
Email: duockata@gmail.com
Website: www.kataco.vn