06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết
06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng là những dấu hiệu căn bản nhất xảy ra ở trẻ khi nhiễm vi rút tay chân miệng giai đoạn đầu. Các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ căn bệnh này vì hiện tại, đây là bệnh chưa có thuốc chữa trị hiệu quả chính thức.
06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng là những dấu hiệu căn bản nhất xảy ra ở trẻ khi nhiễm vi rút tay chân miệng giai đoạn đầu. Các bậc phụ huynh không nên xem nhẹ căn bệnh này vì hiện tại, đây là bệnh chưa có thuốc chữa trị hiệu quả chính thức.
Kataco.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu 06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết và cách điều trị cho trẻ khi mắc bệnh.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco.vn
Bệnh tay chân miệng là gì?
- Bệnh tay chân miệng là loại bệnh truyền nhiễm do vi rút nguy hiểm gây ra, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất.
- Các biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là các vết mụn nước xuất hiện ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và bên trong khoang miệng.
- Bệnh tay chân miệng xuất hiện rất nhiều ở đối tượng dưới 10 tuổi, sức đề kháng còn yếu, rất dễ bị nhiễm vi rút thông qua các tiếp xúc thông thường từ người sang người.
- Bệnh gây ra do các loại vi rút thuộc họ enterovirus. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn thường gặp nhất là vi rút Coxsackie A-16, enterovirus 71.
- Bệnh nhân mắc bệnh bởi vi rút enterovirus 71 sẽ thường mắc phải các biến chứng hiếm gặp nguy hiểm như viêm màng não hay tổn thương cơ tim.
- Trẻ càng nhỏ, càng có nguy cơ cao bị nhiễm và lây bệnh.
- Khi lớn lên, trẻ em thường có khả năng miễn dịch do các kháng thể được hình thành khi phơi nhiễm với vi rút gây bệnh.
- Do đó, có khả năng cao cả trẻ em và người lớn cũng có thể mắc bệnh này nên các bậc phụ huynh không được phép chủ quan.
>>> Xem thêm: BỐ MẸ PHẢI LÀM GÌ KHI TRẺ 1 THÁNG TUỔI BỊ HO, NGHẸT MŨI?
06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết
- Trong giai đoạn nhiễm bệnh ban đầu, trẻ có các triệu chứng khá giống nhau như đau mỏi, sốt nhẹ, đau cổ họng,...
- Tình trạng này kéo dài một vài ngày sẽ kèm theo mụn nước trên da ở lòng bàn tay, quanh miệng, lòng bàn chân hoặc một vài bộ phận khác quanh hậu môn,...
- Đây có thể coi là những biểu hiện cơ bản nhất ban đầu.
- Bạn không nên để con ở nhà, tiếp tục uống kháng sinh hoặc tự chữa trị cho bé mà nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán kịp thời.
- Bên cạnh đó, 06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng sau cũng là thông tin mà cha mẹ cần biết để cập nhật tình hình bệnh của con một cách hiệu quả:
Quấy khóc dai dẳng
- Trẻ bị bệnh sẽ quấy khóc cả ngày, thậm chí là không ngủ.
- Lúc này các vết loét trong miệng có thể xảy ra khiến cho nhiều cha mẹ lầm tưởng rằng các vết sưng đau khiến trẻ quấy khóc nhưng thực chất không phải.
- Đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh - một trong những triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh.
Sốt cao liên miên
- Trẻ có thể sốt cao từ 38 độ C - 39 độ C trong nhiều giờ mà không hạ sốt dù đã được cho uống thuốc hạ sốt thông thường.
- Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để nhận thuốc hạ sốt liều cao và cập nhật tình trạng bệnh của trẻ.
Hay giật mình
- Đây là một trong những triệu chứng của bệnh mà bố mẹ không thể bỏ qua.
- Biểu hiện này có thể quan sát trong lúc trẻ đang chơi đùa và có thể là nguyên nhân do hệ thần kinh trẻ đã bị ảnh hưởng.
Đi tiểu ít
- Một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tay chân miệng nặng đó là đi tiểu ít.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đi tiểu ít ở trẻ mà cha mẹ không thể chủ quan: tụt huyết áp, suy thận, bệnh tay chân miệng, rối loạn huyết động,...
Khó thở
- Bé khó thở thường có biểu hiện thở khó nhọc, cánh mũi phập phồng, khó ngủ khi nằm nghiêng,...
- Khó thở có thể là biểu hiện của suy tim. Cha mẹ không nên để tình trạng này kéo dài mà nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám kịp thời.
Rối loạn ý thức hệ
- Rối loạn ý thức là một trong những biểu hiện cần chú ý bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm màng não, huyết áp thấp,...
- Chú ý đến các biểu hiện của trẻ xem trẻ có bị gà gật hay hoạt động chậm chạp hơn không để có cách xử lý kịp thời.
>>> Xem thêm: NÊN CHO TRẺ ĂN GÌ KHI BỊ TAY CHÂN MIỆNG?
Điều trị tay chân miệng cha mẹ cần biết
- Bất cứ mức độ nào của bệnh tay chân miệng cũng cần đến các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị riêng.
- Đối với các trường hợp có thể điều trị tại nhà, bạn không nên tự ý mua các loại thuốc bên ngoài mà nên tuân thủ ý kiến của bác sĩ.
- Hiện tại, bệnh chưa có thuốc đặc trị cụ thể nên có thể cho bé uống paracetamol hoặc ibuprofen giúp giảm đau cho bé.
- Thông thường, mức độ bệnh nhẹ có thể khỏi ngay sau 2 tuần.
- Khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh, hãy cho trẻ nghỉ học ngay lập tức để không làm lây lan, ảnh hưởng đến các trẻ khác.
- Vệ sinh môi trường sống và cho trẻ tắm mỗi ngày với nước và dung dịch sát khuẩn pha loãng sẽ giúp bảo vệ cơ thể trẻ sạch sẽ, tránh lây lan ra ngoài môi trường sinh hoạt chung.
Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện nào khác, hãy liên hệ ngay với Kataco.vn để biết them thông tin về 06 dấu hiệu bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết và các cách phòng ngừa bệnh hiệu quả