VÌ SAO TRẺ SƠ SINH BỊ NGHẸT MŨI, THỞ KHÒ KHÈ?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè chắc chắn sẽ làm các mẹ lo lắng. Đó cũng là điều bình thường bởi khác với các tiếng khụt khịt khi bé bị nghẹt mũi, thở khò khè là một dấu hiệu bất thường ở trẻ. Chính vì vậy trong bài viết sau đây Kataco sẽ cùng các bạn tìm hiểu về nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè để các phụ huynh có con nhỏ xác định được phương hướng giải quyết hiệu quả nhất.
>>> Xem thêm: Các phương pháp đơn giản điều trị nghẹt mũi và áp lực xoang tại nhà
Dấu hiệu nghẹt mũi ở trẻ dưới 6 tháng tuổi
Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh bắt nguồn từ tình trạng tắc nghẽn khoang mũi do dịch nhầy tiết ra quá tải. Chất dịch này vốn dĩ để làm ướt niêm mạc mũi nhưng một khi bị sản sinh vượt quá giới hạn sẽ làm hẹp đường thở và khiến cho các bé khó chịu.
Bên cạnh đó, nhận thức của các bé sơ sinh vẫn chưa thở bằng mồm được nên rất khó chịu. Đó cũng là lí do mà các bé thường quấy khóc, kén ăn khi gặp tình trạng này.
>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi hay khò khè, nghẹt mũi và có dấu hiệu rút lõm lồng ngực có nguy hiểm không?
Điểm qua một vài nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi
Bệnh cảm lạnh, cảm cúm
Độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi là khoảng thời gian hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu, chưa hoàn thiện nên việc mắc các bệnh liên quan đến sức đề kháng là điều rất dễ xảy ra.
Với một hệ thống miễn dịch không ổn định, các vi khuẩn, virus từ bên ngoài bao gồm virus hợp bào hô hấp, Adenovirus,…sẽ xâm nhập và gây ra bệnh cảm cúm, đi kèm là triệu chứng nghẹt mũi.
Môi trường xung quanh quá khô
Để các bé hít thở thường xuyên trong không gian khô, độ ẩm thấp điển hình làm phòng lạnh hay về mùa đông rất dễ khiến bé bị nghẹt mũi. Nguyên do bởi khi đó, hệ hô hấp sẽ phản ứng với không khí khô bằng cách gia tăng dịch nhầy trong mũi, lúc này dịch nhầy quá nhiều sẽ bị tắc mũi và làm cho các bé nghẹt mũi.
Bé bị dị ứng với các tác nhân bên ngoài
Có không ít tác nhân khiến cho các bé bị dị ứng, nhất là phấn hoa, bụi bẩn, không khí bị ô nhiễm, lông thú cưng trong nhà,....
Các yếu tố này một khi tiếp xúc với niêm mạc mũi sẽ khiến cơ thể tiết dịch nhầy rồi gây nghẹt mũi.
Viêm đường hô hấp trên
Các bé dưới 1 năm tuổi rất dễ bị viêm đường hô hấp trên. Nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, virus, nước ối,..một khi xâm nhập sẽ dẫn đến viêm mũi.
Dị vật trong mũi
Khi đùa nghịch, các bé rất hay đưa các đồ lạ lên miệng, lên mũi nếu các mẹ không để ý, Điều này có ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện kịp thời, các dị vật mà bé nhét trong mũi rất có thể sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi, nguy hiểm hơn là chảy máu mũi.
Nếu gặp tình trạng này hãy đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra và tiến hành lấy dị vật ra khỏi mũi.
Cách nhận biết trẻ bị thở khò khè
Thử khò khè là tiếng thở không bình thường ở trẻ, để nhận ra rõ hơn bạn nên ép tai vào lồng ngực của bé. Khi tình trạng này diễn ra, trẻ sẽ thở khò khè, khó thở, từng đợt thở kéo dài và mất sức.
Trên thực tế chúng ta cần phân biệt tiếng thở khò khè và tiếng thở do tắc mũi để có hướng giải quyết tương xứng, nếu không lâu dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả không hay.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thở khò khè
- Các bệnh lý ở trẻ liên quan đến hệ hô hấp, nhất là đường khí quản từ ngực đến các phế quản nhỏ
- Trẻ bị bệnh hen suyễn từ nhỏ hoặc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi
Với các bé dưới 6 tháng tuổi thường là tiểu viêm phế quản
Các bé trên 1 tuổi rưỡi thường mắc bệnh hen suyễn
- Hơn nữa, các nguyên nhân cũng khá giống với bệnh nghẹt mũi đó là mắc kẹt một số dị vật trường đường thở, dị tật bẩm sinh của từng bé, lao, phù phổi,... Những lí do trên đều dẫn tới việc bé bị khò khè kéo dài.
>>> Xem thêm: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao để trẻ đỡ khó chịu?
Những điều cần làm khi trẻ sơ sinh thở khò khè
Đối với trường hợp các bé bị thở khò khè hay nghẹt mũi, os mẹ cần theo dõi để phân biệt được hiện tượng của con mình như thế nào.
Nếu thấy bé thở khó khăn, kể cả sau khi đã vệ sinh mũi thì rất có thể con bạn đã mắc phải chứng thở khò khè. Còn với những bé bị nghẹt mũi cho dịch nhầy, phụ huynh chỉ cần dùng dung dịch nước muối sinh lý hay các loại máy hỗ trợ để vệ sinh khoảng mũi cho bé.
Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè là do trào thực quản, nên khi cho bé ăn cũng cần chú ý từ tư thế cho đến lượng thức ăn, quá nhiều thức ăn cùng một lúc khiến dạ dày của bé không tiêu hóa nổi và dẫn đến việc trào ngược thực quản.
Thường thì dấu hiệu thở khò khè ở bé không quá nguy hiểm nhưng không phải lúc nào cũng lành tính, Nếu liên quan đến các bệnh lí nguy hiểm, nhất là khi có các dấu hiệu sau thì cần cho bé đến chỗ bác sĩ ngay:
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi hay cáu gắt, bỏ ăn, thở khò khè kèm theo các dấu hiệu cảm sổ t hãy đưa bé đi kiểm tra càng sớm càng tốt
- Với các bé 1 tuổi trở lên, bên cạnh dấu hiệu thở khò khè mà còn kèm theo tình trạng môi tái nhợt, da tím tái, cơ thể lạnh kèm theo đổ mồ hôi hột hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
- Bổ sung cho cơ thể các hợp chất vitamin, chất điện giải và nước
Trẻ sơ sinh thở khò khè thật sự là một nỗi trăn trở lớn của các ông bố bà mẹ. Như Kataco đã cảnh báo, nếu gặp các tình trạng bất thường như trên phải nhanh chóng đưa trẻ đi khám, không tự ý chữa trị ở nhà. Mọi câu hỏi, thắc mắc về sức khỏe của bé yêu xin liên hệ về tổng đài tư vấn 099 5588 988