TRẺ BỊ NGẠT MŨI KHÓ THỞ PHẢI LÀM SAO?
Trẻ bị ngạt mũi, khó thở khiến bé khó chịu và quấy khóc, bố mẹ cũng vì vậy mà mệt mỏi. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ những nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi khó thở và cách khắc phục để giúp bé có một sức khỏe tốt và ngoan ngoãn.
Trong bài viết này, Dược Kata sẽ giúp bố mẹ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến việc trẻ bị ngạt mũi khó thở.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi khó thở
Ngạt mũi khó thở là tình trạng cơ quan hô hấp bị tổn thương, khoang mũi đầy dịch khiến không khí bị cản trở khi di chuyển, việc hít thở trở nên khó khăn, trẻ phải dùng miệng để thở, vừa gây khó chịu, vừa không tốt cho đường hô hấp của trẻ. Do khó chịu nên trẻ bị ngạt mũi khó thở thường sẽ rất quấy.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè, có thể kể đến như:
- Do vi khuẩn tấn công vào đường hô hấp gây ra những bệnh như viêm mũi họng, viêm đường hô hấp…
- Trẻ bị cảm cúm, nhiễm lạnh. Đối với nguyên nhân này, trẻ sơ sinh sẽ bị ngạt mũi và ho.
- Các bệnh lý khác tại mũi họng như viêm xoang, lệch vách ngăn mũi, thậm chí là xuất hiện khối u ở mũi làm hẹp khe thở.
Cách trị ngạt mũi khó thở ở trẻ sơ sinh
Rửa mũi bằng nước muối
Nước muối sinh lý là cách trị ngạt mũi khó thở rất an toàn, lành tính cả ở trẻ em lẫn người lớn trong những trường hợp khoang mũi bị dịch bịt kín, quá trình hít thở bị cản trở.
Cách vệ sinh mũi trẻ sơ sinh bằng nước muối như sau:
- Bế trẻ nằm ngửa và có thể hơi nghiêng đầu ra sau
- Nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối vào mỗi bên lỗ mũi.
Tuy nhiên, không nên dùng nước muối quá 4 ngày liên tiếp để tránh nước muối gây khô niêm mạc, tình trạng viêm mũi cũng vì thế mà tồi tệ thêm.
Dùng bóng hút mũi
Bóng hút mũi có tác dụng hút hết các chất nhầy khiến mũi bị nghẹt. Từ đó, trẻ có thể hít thở dễ dàng hơn và hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị ngạt mũi về đêm.
Để dùng bóng hút mũi, bạn cần nhỏ mỗi bên mũi bé một giọt nước muối sinh lý, sau đó sử dụng bóng hút hoặc máy hút nước mũi để rút cả nước muối lẫn chất nhầy ra ngoài.
Bóng hút cần bóp sẵn trước khi đưa vào mũi bé. Khi thả tay ra, bóng sẽ rút hơi và kéo chất nhầy từ mũi bé vào trong khoang bóng mà không dây ra ngoài gây mất vệ sinh.
Nên sử dụng bóng hút mũi cho trẻ trước khi cho trẻ đi ngủ khoảng 20 phút giúp trẻ dễ thở hơn khi ngủ.
Không hút mũi nhiều hơn 3 lần 1 ngày bởi lực hút từ bóng hay máy hút có thể khiến niêm mạc mũi bị kích ứng.
Sử sạch dụng cụ hút mũi trước và sau khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé.
Trị ngạt mũi khó thở cho trẻ bằng xông hơi
Bạn có thể dùng nước nóng xông hơi cho trẻ sơ sinh bị ngạt mũi thở khò khè để hơi nước làm lỏng các dịch nhầy trong mũi và dễ dàng lấy chúng ra.
Tuy nhiên, chỉ nên xông hơi cho bé trong một thời gian ngắn và tránh bé chạm trực tiếp vào nước gây bỏng.
Sử dụng máy giữ ẩm không khí để trị ngạt mũi khó thở cho trẻ
Cách trị ngạt mũi cho trẻ sơ sinh vô cùng đơn giản là tăng độ ẩm trong không khí bằng cách sử dụng máy hơi nước, máy giữ ẩm không khí giúp niêm mạc mũi bé đỡ khô, đau rát mà trở nên thoải mái hơn, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở.
Tuy nhiên, cần thay nước trong máy mỗi ngày để vi khuẩn không tích tụ lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Trẻ bị ngạt mũi có tiêm phòng được không?
Nếu trẻ sơ sinh bị ngạt mũi do cảm lạnh hoặc do dị ứng mà không kèm sốt thì vẫn có thể tiêm phòng.
Nếu trẻ bị sốt nhưng nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C và không có triệu chứng gì nguy hiểm thì vẫn có thể tiêm phòng các mũi như bình thường.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi tiêm.
Nếu trẻ bị ngạt mũi khó thở, đi kèm với sốt cao thì cần đưa bé đi khám để xem bé có mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính hay không và nên đợi bé hết bệnh mới tiêm bởi lúc này hệ miễn dịch của bé rất yếu, tiêm phòng vắc xin có thể khiến cơ thể phản tác dụng.
Bên cạnh đó, nếu bé đang sử dụng bất cứ loại thuốc điều trị nào cũng nên hỏi bác sĩ thuốc bé đang dùng và vắc xin có phản ứng với nhau hay không.