TRẺ BỊ NGẠT MŨI KHÓ THỞ PHẢI GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO?
Tình trạng nghẹn tắc mũi ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguy hiểm nhất là khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp.
Trẻ bị ngạt mũi, khó thở sẽ khó chịu, hay quấy khóc, ngoài ra còn dẫn tới hiện tượng thiếu oxy dễ để lại nhiều hậu quả xấu về sức khỏe sau này. Làm thế nào để nhanh chóng điều trị và cải thiện tình trạng này trong bài viết dưới đây Kataco sẽ hướng dẫn bạn một số mẹo trị ngạt mũi cho bé tại nhà.
>>> Xem thêm: TRẺ BỊ NGẠT MŨI KHÓ THỞ PHẢI LÀM SAO?
Một số nguyên nhân gây ngạt mũi ở bé
– Nhiễm khuẩn hệ thống hô hấp, tình trạng này không hiếm gặp bao gồm: Viêm mũi, viêm họng, viêm đường hô hấp,...
– Do bị các yếu tố bên ngoài tác động dẫn đến dị ứng mẫn cảm, cảm cúm, nhiễm lạnh do thời tiết.
– Bệnh lý về tai mũi họng thường xuyên xảy ra ở các bé: viêm xoang, có khối u ở mũi, ..
– Khi các bé gặp chấn thương hay trong mũi xuất hiện dị vật. Đôi lúc là do các bé nghịch ngợm tự nhét vào như hạt lạc, màu sáp, …
>>> Xem thêm: NHỮNG LOẠI THUỐC SỬ DỤNG KHI BÉ BỊ SỔ MŨI
Nhận biết Triệu chứng của bệnh ngạt mũi:
– Để ý tình trạng của bé, nếu thấy bé có các hiện tượng như mũi nghẹt, thở khò khè, khó ngủ, hay quấy khóc,..
– Các bé bị chảy nước mũi liên tục kèm theo các dấu hiệu hắt hơi, ho,..
– Khi nằm hay ngồi các bé bị khó thở
– Các bé chỉ thở bằng miệng dẫn đến việc họng bị khô rát
– Các bé hay ngạt mũi khiến cho việc vận động không linh hoạt, lười biếng, trẻ thường hay nhức đầu và khó tập trung tư tưởng. Điều này là bởi sự thiếu oxy lên não do đường hô hấp không thông. Từ đó ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng sức khỏe, ảnh hưởng đến khuôn mặt, khiến cho các bé dễ bị răng vẩu, cằm hô lồng ngực bị xẹp,..
>>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ mùa hè và cách phòng chống
Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị ngạt mũi
1. Tiến hành làm sạch mũi
Điều cần thiết nhất mà ba mẹ cần làm đó là làm sạch các chất nhầy trong mũi cho bé. Chúng sẽ làm ngạt tắc đường hô hấp bằng mũi và khiến các bé càng khó thở. Cách làm sạch chỉ cần dùng bông y tế sạch và nhúng vào nước ấm sau đó nhẹ nhàng vắt sạch mũi cho bé.
2. Sử dụng nước muối sinh lí
- Đây chính là các hiệu quả nhất mà các mẹ thường áp dụng, bạn có thể ra hiệu thuốc mua lọ nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%, sau đó cho bé nằm ngửa ra rồi nhỏ từng giọt nước muối vào 2 lỗ mũi của bé.
- Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch các chất nhầy một cách hiệu quả, giúp các bé dễ thở hơn. Tuy nhiên ba mẹ không nên lạm dụng quá nhiều nước muối, không dùng cho các bé quá 3 ngày vì dung dịch muối sẽ làm khô dịch mũi của trẻ.
Lưu ý: Không dùng nước muối tự pha hoặc nước muối đã hết hạn sử dụng.
3. Hút mũi cho bé
- Hút mũi cũng là một phương pháp không nên bỏ qua bởi chúng cải thiện tình trạng nghẹt mũi rất tốt. Thực hiện hút mũi cũng vô cùng đơn giản chỉ cần hút cá dịch nhầy và tiến hành làm sạch khoang mũi cho bé.
- Để quá trình diễn ra thuận lợi, trước khi hút mũi các mẹ có thể nhỏ một và giọt muối sinh lý cho bé để làm lỏng dịch mũi ra. Sau đó sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sạch các dịch mũi của trẻ và khiến cho tình trạng ngạt mũi của các bé được cải thiện.
- Không được phép lạm dụng phương pháp hút mũi quá nhiều , ví dụ như cha mẹ không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong một ngày. Nếu không việc hút mũi nhiều lần sẽ làm cho bề mặt niêm mạc mũi của trẻ bị kích ứng.
4. Day cánh mũi trẻ
- Sau khi nhỏ dung dịch nước muối cho trẻ, các mẹ dùng ngón tay vuốt nhẹ nhàng dọc bên 2 cánh mũi của bé. Công việc này giúp các bé không còn cảm giác khó chịu nữa mà mũi cũng được lưu thông.
5. Khi ngủ nâng đầu cao lên cho các bé
Đây chỉ là một mẹo dân gian được các cụ để lại tuy nhiên nó đem lại hiệu quả khá tốt. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, khi các bé có hiện tượng khó thở, mỗi khi ngủ mẹ chỉ cần kê thêm chiếc khăn vào gối đầu.
Đưa các bé tới phòng khám
Những phương pháp trên được áp dụng trong thời gian đầu cho bé nhưng nếu để tình trạng chuyển biến nặng hơn, hiện tượng ngạt mũi kéo dài mà không thấy sự thuyên giảm bạn cần đưa trẻ đến các bệnh viện có máy móc công nghệ hỗ trợ. Tại đây các bác sĩ có tay nghề sẽ tìm ra nguyên nhân và đưa ra các phác đồ điều trị cụ thể.
Lưu ý khi điều trị ngạt mũi cho trẻ
Khi các bé sơ sinh bị ngạt mũi, phụ huynh cần lưu ý một số cho tiết sau đây để bảo vệ sức khỏe cho trẻ:
- Cha mẹ không dùng miệng để hút mũi cho bé, điều này khiến cho cac vi khuẩn xâm nhập vào đường mũi của bé và phát sinh ra nhiều bệnh lý khác
- Thuốc kháng sinh không được dùng một cách bừa bãi
- Không dùng mẹo cổ truyền chữa bệnh không có căn cứ
- Luôn cho trẻ một không gian thoáng mát, không gò bó
- Không kiêng tắm: Nếu các mẹ thấy trẻ có hiện tượng về sức khỏe thì kiêng tắm vì sợ bé dễ cảm nhưng đó là nhận định sai. Bởi trong tình huống này vấn đề vệ sinh càng được coi trọng, nếu không tắm các vi khuẩn càng có cơ hội sinh sôi và ủ bệnh. Chuyên gia khuyên hãy dùng nước ấm và chọn nơi kín gió để vệ sinh cơ thể cho bé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Kataco và có những định hướng chính xác cho việc điều trị tình trạng nghẹt mũi cho bé.