TRẺ 3 THÁNG TUỔI THƯỜNG XUYÊN NGHẸT MŨI, NÊN LÀM GÌ?
Tình trạng ngạt mũi ở trẻ sơ sinh luôn là một vấn đề khiến cho không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Vấn đề nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Trẻ 3 tháng tuổi thường xuyên nghẹt mũi, nên làm gì? nếu bạn chưa xác định được rõ nguyên nhân của nghẹt mũi hay là cách thức điều trị thì bạn nên đọc qua bài viết này của Kataco
Tình trạng trẻ 3 tháng tuổi bị nghẹt mũi là gì?
Tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh là khi khoang mũi của bé bị dịch nhầy bên trong làm hẹp không gian di chuyển của không khí và ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của bé. là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít, làm hẹp đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở trở nên khó khăn.
Vấn đề này sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu khi chưa học được cách thở bằng miệng, gây cho bé những khó khăn khi ăn và ngủ.
Những nguyên nhân dẫn đến nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh
Nghẹt mũi không chỉ có ở các bé 3 tháng tuổi mà có thể xuất hiện ở tất cả độ tuổi, nhưng ở độ tuổi của trẻ sơ sinh lại rất dễ dàng mắc phải do hệ hô hấp của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ cũng như khả năng đề kháng của bé còn yếu chưa hoàn chỉnh.
Khi đề kháng của bé chưa hoàn toàn phát triển thì các loại vi khuẩn và một số yếu tố đến từ thời tiết làm tăng khả năng làm ảnh hưởng đến niêm mạc hô hấp và tiết ra rất nhiều dịch nhầy để tự bảo vệ đường hô hấp nhưng cũng đồng thời xảy ra dấu hiệu nghẹt mũi. Dưới đây là một số các lý do thường gặp gây ra tắc nghẽn mũi ở trẻ sơ sinh:
Cơ thể của bé chưa phát triển hoàn chỉnh về hệ hô hấp, trong đó phế nang, phế quản, đường thở ở trẻ thường hẹp, mềm và dễ mắc xẹp nên đây chính là điều kiện thuận lợi cho vấn đề tắc nghẹt mũi phát triển.
Đường hô hấp của bé bị viêm nhiễm là khi hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hết thì vi rút và các loại tạp khuẩn xâm nhập vào niêm mạc hô hấp từ đó gây nên viêm nhiễm cho trẻ.
Bên cạnh đó thì việc nghẹt mũi còn có thể bắt nguồn từ vấn đề cơ địa của bé bị dị ứng với các tác nhân khác như dị ứng với nấm mốc, phấn hoa, lông chó mèo hoặc bụi vải. Vì trẻ có hệ miễn dịch và thể trạng kém cho nên bản thân bé sẽ rất nhạy cảm với các tác nhân từ bên ngoài.
Có thể bạn chưa biết thì thời tiết khô hanh cũng là một trong những lý do phổ biến nhất khiến cho niêm mạc mũi bị khô và ngứa, khi đó hệ hô hấp sẽ có hướng tiết ra dịch nhầy để tránh cho mũi bị khô, từ đó có khả năng dẫn đến nghẹt mũi và sổ mũi cho trẻ.
Sau đây là một trong những cách để có thể khắc phục được tình trạng nghẹt mũi cho trẻ
Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi cho trẻ
Bạn có thể dễ dàng tìm được các loại thuốc nhỏ mũi từ nước muối sinh lý cho trẻ tại các hiệu thuốc. Nước muối sinh lý có khả năng làm sạch mũi, sát khuẩn và ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây ảnh hưởng đến hô hấp của bé. Ngoài khả năng đó, nước muối sinh lý này còn có thể giúp cho giữ ẩm đường hô hấp, làm mềm dịch nhầy khiến cho cơ thể có thể đào thải nó dễ dàng hơn.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm nổi bật tại Dược Kata
Hút mũi cho bé
Đây là một phương thức khá phổ biến của bậc phụ huynh. Các bạn có thể sử dụng một loại ống 2 đầu có thể mua tại các hiệu thuốc để có thể chủ động hút bớt dịch nhầy từ đường hô hấp của bé. Sau đó bạn sẽ sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang mũi cho trẻ. Bạn nên lưu ý trước khi sử dụng dụng cụ hút dịch mũi thì nên vệ sinh nó một cách kỹ càng để tránh tình trạng khiến cho tình trạng của bé nghiêm trọng hơn.
Xông hơi cho bé
Xông hơi nước là khi bạn đun nước ấm và để bé hít hơi nước, từ đó hơi nước sẽ làm mềm khoang hô hấp của bé và làm loãng dịch nhầy trong mũi của bé. Việc này có thể làm cho bé thông đường hô hấp, hạn chế bị ho.
Quá trình này bạn sẽ cần đến máy xông hơi cho trẻ hoặc đưa bé đi xông hơi tại các cơ sở y tế sẽ có dụng cụ chuyên nghiệp để hỗ trợ bé.
>>> Xem thêm: CÙNG MẸ LOẠI BỎ NGẠT MŨI Ở BÉ CON
Điều cấm kỵ khi bé nhà bạn bị nghẹt mũi, bạn nên chú ý
Bạn không nên hút mũi cho trẻ trực tiếp bằng miệng vì có thể khiến vi khuẩn từ miệng người hút sẽ lây trực tiếp sang trẻ. Không nên vậy, bạn cần phải có dụng cụ chuyên nghiệp, có thể tìm mua tại các cơ sở y tế gần nhất và được hướng dẫn cẩn thận từ các chuyên viên y tế.
Không nên cho bé sử dụng thuốc một cách tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc này sẽ khiến cho cơ thể bé ngày càng dựa dẫm vào thuốc và sẽ bị nhờn thuốc để lại hệ quả sau này.
Nếu đã thử một trong các cách trên mà hô hấp của bé không có sự thuyên giảm thì bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để y bác sĩ có thể khám và đưa ra các phương thức để giúp cải thiện cho sức khỏe bé nhà bạn.
Như vậy, nếu mọi người còn có thắc mắc thì có thể liên hệ với Kataco. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nhiệt tình đến quý khách. Hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra loại thuốc để điều trị nghẹt mũi cho các bé hiệu quả nhất.