TRẮC NGHIỆM: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRẺ EM
Trắc nghiệm: Những điều cần biết về bệnh tay chân miệng trẻ em - Trong những năm gần đây, bệnh chân tay miệng ở trẻ có dấu hiệu tăng đột biến, vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ kiến thức về chân tay miệng để có biện pháp phòng ngừa cho bé tốt nhất.
Hãy cùng với Kataco tìm hiểu những vấn đề xung quanh bệnh chân tay miệng trong bài viết này.
>>>Xem thêm:Thông tin chi tiết về Kataco.
Khái niệm về bệnh chân tay miệng
Chân tay miệng là một hội chứng bệnh do virus đường ruột thuộc họ Picornaviridae gây ra trên cơ thể con người.
Trong đó, khi mắc bệnh, người bệnh thường xuất hiện các bọng nước ở cổ họng, miệng hay bàn tay, bàn chân, mông, đầu gối, thậm chí là xung quanh hậu môn.
Đối tượng dễ bị virus tay chân miệng thường là trẻ em, và phổ biến nhất là các bé dưới 5 tuổi.
Lý do là, ở trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn yếu, vì vậy mà các virus gây bệnh sẽ có cơ hội tấn công cao hơn là người lớn.
Bên cạnh đó, trong điều kiện khí hậu ẩm ướt, đặc biệt là vào mùa mưa, bệnh có khả năng lây lan cao nhất, do đây là thời điểm thuận lợi để virus đường ruột phát triển.
Làm thế nào để phát hiện bệnh chân tay miệng ở trẻ?
Dấu hiệu của bệnh chân tay miệng ở thời kỳ đầu:
Vì vậy khi phụ huynh phát hiện trên cơ thể trẻ có các bọng nước nổi lên thì nên kiểm tra ngay cho trẻ.
Thời gian ủ bệnh của virus sẽ kéo dài từ 3 đến 6 ngày, sau đó, các dấu hiệu sẽ có sự chuyển biến thành đau họng, chán ăn, trẻ quấy khóc và bỏ bú (đối với bé còn đang bú mẹ hoặc bú bình), thậm chí là sốt cao.
Sau khoảng 1 đến 2 ngày, các bóng nước sẽ nổi lên trên vòm họng, tay, hoặc chân của trẻ.
Nếu để nặng hơn, chúng dần trở thành các bóng nước lớn, phồng rộp, lúc này trong các bóng nước cũng hình thành nên một chất dịch, nếu để vỡ có thể gây đau rát cho trẻ.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra các nốt mụn nước ở miệng của trẻ cũng có thể bắt nguồn từ một loại virus có tên là herpangina, đây là virus gây ra bệnh viêm họng mụn nước ở các bé nhỏ.
Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng ở trẻ
Bệnh chân tay miệng ở trẻ có thể lây từ nguồn nào?
- Đường hô hấp: Qua giao tiếp thông thường, do người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với các dịch tiết mũi, họng.
- Do mụn nước vỡ ra, khi tiếp xúc trực tiếp có thể lây lan.
- Do dùng chung các đồ vệ sinh cá nhân như: Quần áo, khăn mặt, túi xách, ba lô,...
- Lây bệnh từ chất thải, phân từ cơ thể.
- Tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng như bàn, ghế, cac thanh vịn, tay nắm cửa,...
>>>Xem thêm: Cách giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Bệnh chân tay miệng có những biến chứng gì?
Mất nước là biến chứng thường gặp nhất khi trẻ mắc bệnh chân tay miệng.
Khi trẻ mất nước thường kèm theo các biểu hiện như:
- Khô da, khô mô.
- Giảm cân bất thường.
- Xuất hiện dấu hiệu suy nhược cơ thể, đi tiêu kém hoặc không đi tiểu liên tục trong sáu giờ.
- Chán ăn.
Đối với trường hợp này, do các mụn nước ở trong miệng của trẻ, khiến cho trẻ đau rát, không muốn ăn, vì vậy, phụ huynh có thêm ổ sung các chất dinh dưỡng cho trẻ qua đường uống.
Đặc biệt là phải bổ sung nước thường xuyên cho trẻ để bù lại nước nước đã mất.
Đây là một căn bệnh khá dễ xử lý, tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng gây nguy hiểm như: Tiêu chảy, viêm não, viêm màng não, suy tim,...thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh tay chân miệng như thế nào?
Hiện nay, vẫn chưa có một phương thuốc nào có thể đặc trị bệnh chân tay miệng cho trẻ.
Việc của phụ huynh khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên cơ thể trẻ đó là đưa trẻ đến thắm khám bác sĩ để có thể chẩn đoán bệnh của trẻ một cách chính xác nhất.
Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên thay đổi chế độ ăn của bé sao cho phù hợp để bé giảm cảm giác đau rát, chán ăn.
Dưới đây là một số thực phẩm phụ huynh nên bổ sung cho bé để có thể gây kích ứng lên các vết mụn sưng, làm dịu bớt cảm giác đau cho các bé:
- Hạn chế ăn các đồ ăn ở dạng cứng, nên cho trẻ ăn cháo hoặc những thực phẩm trẻ không phải nhai nhiều.
- Không cho trẻ ăn những đồ cay, mặn hay nóng, sẽ khiến cho các vết thương sưng to và làm cho trẻ đau rát.
- Hạn chế cung cấp các thức uống có tính axit như trái cây họ cam hoặc soda,..
Bên cạnh đó, vệ sinh khi trẻ mắc chân tay miệng, phụ huynh cũng cần lưu ý:
- Dùng dung dịch nước muối để vệ sinh khoang miệng thường xuyên cho trẻ.
- Không bịt kín các vết thương sẽ tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập là cho vết thương nhiễm trùng.
- Giữ cho tay chân của trẻ luôn sạch sẽ.
>>>Xem thêm: Dung dịch vệ sinh muối biển Katisea dạng xịt dành cho trẻ.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
Ở Việt Nam, mùa Xuân là thời điểm khí hậu ẩm thấp nhất, bên cạnh đó, mùa hè, vào thời điểm tháng 7 cũng là lúc tháng mưa ngâu.
Vào hai thời điểm này, cũng là thời điểm mà bệnh chân tay miệng dễ bùng phát nhất, vì vậy để phòng tránh bệnh chân tay miệng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý:
Đảm bảo sạch sẽ các đồ vật và đồ chơi trong gia đình.
- Nhắc nhở trẻ vệ sinh tay bằng xà bông trước và sau bữa ăn.
- Khi ra ngoài, nhớ dặn trẻ đeo khẩu trang kỹ càng.
- Khi ho, hắt xì thì dùng tay che miệng, tránh gây mất vệ sinh và lây lan cho người khác.
Trên đây là một vài câu trắc nghiệm nhỏ về bệnh chân tay miệng ở trẻ, mong rằng những kiến thức trên đây sẽ thật sự hữu ích với quý vị.
>>>Xem thêm: Các dung dịch vệ sinh tay chân miệng tại Kataco.
Theo dõi website của Kataco để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe.