NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG Ở TRẺ NHỎ
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc phải nhiều bệnh do hệ miễn dịch yếu, trong đó bệnh tay chân miệng là dễ gặp phải nhất. Dù phổ biến nhưng rất ít bố mẹ biết và hiểu về căn bệnh này một cách đầy đủ để bảo vệ con mình. Hãy cùng Dược KATACO tìm hiểu về 5 điều bố mẹ nên biết về bệnh tay chân miệng ngay sau đây nhé.
Tại sao bệnh tay chân miệng lại dễ gặp ở trẻ nhỏ?
Trước tiên bạn cần biết rằng đây là bệnh truyền nhiễm, bệnh lây lan mạnh chủ yếu ở đường tiêu hóa. Các nhóm virus đường ruột gây bệnh chính là Coxsackie, Echo và một số loại virus đường ruột khác. Trường hợp đặc biệt là khi bệnh nhân nhiễm virus EV71 có khả năng cao gây tử vong.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không giới hạn lứa tuổi, nhưng bệnh dễ bị nhiễm cho trẻ em dưới 5 tuổi, 3 tuổi vì sức đề kháng và hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, dễ bị tổn thương.
Có nhiều nguyên nhân khách quan như do bố mẹ không vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho con trẻ, môi trường sống ô nhiễm. Đặc biệt là các bậc phụ huynh không chú trọng đến việc rửa tay bằng xà phòng để diệt vi khuẩn, phát hiện và ngăn chặn bệnh kịp thời trong các đợt dịch lớn bùng phát.
Làm sao biết được trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng
Bệnh có thể tiến triển theo từng giai đoạn và bố mẹ nên theo dõi con cái cẩn thận để nắm được tình hình.
Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày. Các triệu chứng thường không rõ ràng và người bệnh vẫn bình thường nên thường không được chú ý.
Giai đoạn 2: Bệnh có những dấu hiệu rõ ràng hơn như sốt nhẹ, đau đầu, chán nản, toàn thân đau nhức, đau họng, lười ăn và tiêu chảy nhiều lần, tình trạng bệnh kéo dài từ 1-2 ngày.
Giai đoạn 3: Khi bệnh được ủ trong cơ thể người bệnh từ 10 ngày thì bệnh sẽ toàn phát, gây cho người bệnh nhiều triệu chứng và hậu quả khó lường.
Phát ban trên diện rộng, dạng phỏng nước ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông,... đây đều là những khu vực nhạy cảm. Khi phát ban xong thì các vết thâm trên những vùng đó xuất hiện gây mất thẩm mỹ cho người bệnh. Không có trường hợp nào bị loét. Tình trạng bệnh kéo dài dưới 7 ngày.
Các vết loét sẽ xuất hiện trên miệng, vùng lợi và lưỡi, đôi lúc còn có cả phỏng nước gây khó khăn trong khi ăn uống nên người bệnh thường chán ăn và bỏ ăn.
Các triệu chứng quan trọng khác như sốt nhẹ vẫn kéo dài, do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hoá nên trẻ bị nôn thốc nôn tháo. Từ đây các biến chứng có thể tiến triển làm tình trạng bệnh nặng hơn như ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp nên bố mẹ hết sức lưu tâm.
Giai đoạn 4: Bệnh sẽ thuyên giảm trong khoảng từ 3-5 ngày, nếu hệ miễn dịch và đề kháng khỏe thì con trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi, nếu có những biến chứng tệ hơn, bố mẹ hãy đưa con đi bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc về các loại bệnh thường gặp ở trẻ
Làm sao để phân biệt bệnh tay chân miệng với những bệnh khác
Một điều dễ nhận thấy bệnh này rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác như viêm loét miệng, viêm màng não, viêm phổi, các bệnh nhiễm khuẩn huyết. Các triệu chứng phát ban cùng dễ bị lầm tưởng là sốt phát ban, dị ứng, thủy đậu, gần nhất là sốt xuất huyết.
Vì có nhiều triệu chứng nhưng lại không rõ ràng và điển hình, nên việc đưa trẻ đi bác sĩ để xét nghiệm máu, chẩn đoán bệnh lâm sàng,...để nhanh chóng xác định tình trạng bệnh.
Các biến chứng đặc biệt của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ
Không thể coi thường được các biến chứng này vì tuy chúng không biểu hiện trực tiếp nhưng có khả năng gây ra hiệu quả rất nghiêm trọng.
Biến chứng thần kinh như viêm não, đôi khi trẻ bị rung giật từng cơn ngắn, mắt cũng bị rung giật loạng choạng. Tứ chi không muốn hoạt động, mềm nhũn, dây thần kinh bị liệt, các cơn co giật xuất hiện, hệ hô hấp bị suy yếu. Các biến chứng tim mạch xuất hiện với cường độ tăng dần.
Trên đây đều là những dấu hiệu của tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn. Nếu không điều trị kịp thời và được bác sĩ can thiệp thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Các điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ em
Dù đã nghiên cứu nhiều loại vacxin và thuốc đặc trị nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra loại thuốc để điều trị bệnh này, do đó chỉ có thể can thiệp giúp cải thiện tình trạng và tăng sức đề kháng cho người bệnh.
Dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng, để tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
Khi người bệnh có những triệu chứng nặng như ở trên, mà đã được điều trị mà tình trạng bệnh không thuyên giảm thì cần phải đưa bé vào viện để được bác sĩ, y tá hỗ trợ thường xuyên.
>>> Xem thêm: Các sản phẩm hỗ trợ trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ em
Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh nên bất kỳ căn bệnh nào người bệnh cần quan tâm đến các biện pháp phòng tránh, giúp giảm khả năng nhiễm bệnh xuống thấp nhất.
Việc đầu tiên là hãy giữ vệ sinh tay chân cho trẻ sạch sẽ bằng xà phòng rửa tay nhiều lần trong ngày, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các bố mẹ và trẻ đều cần rửa tay thì sẽ tạo hiệu quả tốt.
Không ăn thức ăn sống, thức ăn chưa được nấu chín. Nên ăn chín uống sôi, đảm bảo thức ăn được rửa sạch trước khi nấu. Sử dụng nước sạch để sử dụng hàng ngày, có thể dùng nước đã lọc qua máy lọc nước. Tuyệt đối không cho trẻ chơi bẩn, sờ tay vào đồ vật bẩn, không mút tay, ngậm đồ vật linh tinh. Hạn chế dùng chung cốc đũa, nên khử trùng nhà cửa và các vật dụng trong nhà, đồ chơi của trẻ vào những đợt dịch bùng phát mạnh.
Tuyệt đối không tiếp xúc với người đang bị bệnh vì đây là nguồn bệnh. Nếu mắc bệnh thì phải xử lý các nguồn lây bệnh một cách cẩn thận, tránh lây nhiễm cho người khác.
Tuyệt đối không tự ý chữa bệnh theo lời thầy bói hay theo quan niệm mê tín, không khoa học. Nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
Hãy Dược KATA chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất.
>>> Xem thêm: Chi tiết bệnh tay chân miệng và các sản phẩm hỗ trợ điều trị an toàn hiệu quả
ĐT:(024) 6292.5111
Hotline: 099.5588.988