Menu

LÝ DO KHIẾN TRẺ BỊ HO KÉO DÀI, CHỮA NHIỀU KHÔNG KHỎI

Cập nhật: 04/01/2021
Lượt xem: 0

Cơ thể của trẻ em là nơi các vi khuẩn gây bệnh dễ tấn công nhất. Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ là xuất hiện các tình trạng ho khan, ho có đờm có thể kéo dài lâu ngày.

Bất cứ bậc làm cha làm mẹ nào cũng cần tìm hiểu thông tin về biểu hiện sức khỏe của con, nhất là khi con xuất hiện tình trạng ho kéo dài không khỏi.

Kataco.vn sẽ giúp bạn tìm ra lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều không khỏi và cách phòng, chữa bệnh hiệu quả nhất cho các bậc phụ huynh.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết Kataco.vn

Ho kéo dài ở trẻ nhỏ

- Ho là triệu chứng thường gặp liên quan đến đường hô hấp ở trẻ nhỏ.

- Tình trạng nghiêm trọng mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần để ý là khi trẻ bị ho liên tục trong vòng 1 tháng.

- Phần lớn các trường hợp ho khan nằm ở trẻ nhỏ.

- Có đến gần 10% trẻ từ 6-10 tuổi gặp phải các tình trạng ho kéo dài.

- Ho kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt thường ngày của trẻ, khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến tâm trạng,...

Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài chữa nhiều không khỏi phổ biến nhất

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

- Đây là nguyên nhân vô cùng phổ biến với tính trạng ho kéo dài ở trẻ.

- Bệnh này thường xuất hiện do virus, các loại vi khuẩn trong không khí tại những môi trường không đảm bảo an toàn, nơi đông người,...

- Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên còn có nhiều biểu hiện khác như sốt, chảy nước mũi, đau đầu,...

Hen phế quản

- Đây là bệnh lý co thắt, viêm mãn tính đường hô hấp dưới, hạn chế không khí vào phổi của trẻ.

- Trẻ dưới 3 tuổi thường có dấu hiệu ho kéo dài khi mắc hen phế quản.

- Các triệu chứng đi kèm thường là nhiều đợt ho khan, tức ngực, thở rít,...

- Thông thường, trẻ sẽ bị hen phế khoảng ít nhất 3 lần trước 2 tuổi.

Chảy dịch mũi sau

- Chất nhầy ở mũi sản sinh quá mức sẽ gây nên chảy dịch mũi sau.

- Chất nhờn chảy xuống cổ họng, kích thích các dây thần kinh, các thụ thể gây ho kéo dài ở trẻ.

- Đi kèm với đó có thể là ho có đờm hoặc không đờm và nhiều hơn vào ban đêm.

- Nếu như trẻ bị ngứa cổ, hắt hơi, mắt ngứa, chảy nước mắt hoặc nổi tràm, có thể trẻ đã bị dị ứng.

Trào ngược dạ dày

- Đây là nguyên nhân gây nên ho mãn tính ở cả trẻ em và người lớn.

- Axit dạ dày bị rò rỉ, ngược lại đường ống thực phẩm.

- Bệnh có thể trở nặng hơn khi trẻ đi ngủ vào buổi tối.

- Thông thường, biểu hiện ợ nóng sẽ diễn ra sau khi ăn từ 30 phút đến 1 tiếng khi thay đổi tư thế hoặc khi cơ thắt dưới thực quản tự mở ra.

Ho gà

- Đây là bệnh do vi khuẩn gây nên và ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi.

- Sau khi nhiễm trùng đến 5 - 10 ngày, bệnh mới có thể xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

- Trẻ bị ho gà có thể xuất hiện những cơn ho kéo dài tới 20 ngày, ốm, sốt, ngừng thở, tím tái người sau khi ho,...

- Trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm đầu đời rất có nguy cơ mắc bệnh.

Viêm phổi

- Đây là bệnh thông thường ở trẻ đi kèm với các triệu chứng như ốm, sốt, ớn lạnh, khó thở,...

- Trẻ có thể mắc viêm phổi khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm và nơi đông người,...

Dị vật đường thở

- Mắc dị vật trong đường thở rất nguy hiểm, trẻ có thể bị ho sặc sụa, ngạt thở, chảy nước mắt, nước mũi,... 

- Nếu không làm dị vật thoát ra kịp thời, trẻ sẽ bị ho kéo dài và viêm phổi có thể tái phát trở lại

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị ho kéo dài?

- Nếu như trẻ ho lâu ngày và ngay cả khi đã thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà cho trẻ mà vẫn không thành công, bạn nên đưa bé đến các đơn vị chẩn đoán chất lượng để khám bệnh.

- Các bác sĩ sẽ nhận định nguyên nhân và đưa ra liệu pháp điều trị cụ thể.

- Cho trẻ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, thay đổi thực đơn thành các món ăn giàu dinh dưỡng, bồi bổ cho trẻ.

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn để làm loãng đờm, tránh khô miệng, trẻ có thể dễ dàng khạc đờm ra ngoài.

- Vệ sinh mũi và họng cho trẻ mỗi ngày bằng nước muối sinh lý.

- Các bậc cha mẹ cần quan tâm và theo dõi sức khỏe của con bên cạnh tuân thủ yêu cầu của bác sĩ để tránh những biến chứng bất ngờ xảy ra.

Phòng ngừa ho kéo dài ở trẻ

- Nhằm phòng tránh bệnh ho kéo dài ở trẻ, cha mẹ cần cẩn trọng khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc để con em mình tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng điển hình như: khói bụi, lông động vật, khói thuốc lá,...

- Giúp trẻ tăng cường vận động, tăng cường thể lực cho cơ thể.

- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là vitamin cần thiết cho cơ thể.

- Tiêm vắc-xin viêm phổi, các bệnh truyền nhiễm liên quan đến đường hô hấp để tăng sức đề kháng cho con.

Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hôm nay hoặc truy cập vào trang địa chỉ kataco.vn. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều vẫn không khỏi một cách chi tiết nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 44
  • Hôm qua: 45
  • Tổng truy cập: 112045
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988