CÁCH ĐIỀU TRỊ VÀ CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP TRÊN HIỆU QUẢ
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên hiệu quả là thông tin được các bậc làm cha làm mẹ vô cùng quan tâm khi con mình bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh. Đây cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ.
Kataco.vn sẽ giúp bạn có những thông tin hữu ích nhất về cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên.
>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết Kataco.vn
Viêm đường hô hấp trên ở trẻ sơ sinh
- Khi mới sinh ra, cơ thể trẻ nhỏ không hề có khả năng chống đỡ miễn dịch đối với nhiều loại bệnh thông thường.
- Cần một khoảng thời gian nhất định để hệ miễn dịch của trẻ có thể học hỏi, trưởng thành, trở nên mạnh mẽ hơn, có thể tăng khả năng chống chọi với các vi khuẩn.
- Trẻ mới sinh chưa thể nhận đầy đủ các kháng thể cần thiết thông qua sữa mẹ.
- Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm virus, gây nên cảm lạnh và mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Trong không khí có hàng trăm loại virus khác nhau, sau khi mắc phải,trẻ sẽ tự hình thành nên khả năng miễn dịch.
- Trước đó, đợt cảm lạnh đầu tiên của trẻ là đáng sợ nhất bởi nguy cơ gặp phải các biến chứng rất cao khiến các bậc cha mẹ luôn phải cẩn thận.
- Trẻ có thể mắc viêm đường hô hấp trên vào bất kỳ độ tuổi nào. Những khi trẻ còn bé, tiếp xúc với các môi trường đông người như nhà trẻ, lớp học, nguy cơ mắc bệnh càng tăng cao và bố mẹ cần thường xuyên theo dõi và không được chủ quan với bất lì triệu chứng nào của trẻ.
- Viêm đường hô hấp trên có thể diễn biến nặng hơn với các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới.
- Nếu không được chăm sóc và chữa trị kịp thời, trẻ còn có thể bị viêm phế quản, viêm phổi nặng dẫn đến mất kiểm soát, suy hô hấp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên mắc viêm đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ
- Viêm đường hô hấp trên là bệnh về tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên của cơ thể bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.
- Đây là những bộ phận quan trọng có vai trò lọc, làm ấm và đưa luồng không khí sạch vào phổi.
- Đây cũng là những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài nên rất hay xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
- Nguyên nhân gây bệnh bắt đầu do một số loại vi khuẩn và virus lành tính gây nên.
- Trẻ càng bé, sức đề kháng chưa được hoàn thiện, càng có nguy cơ nhiễm virus cao.
- Một số vi khuẩn gây nên bệnh viêm đường hô hấp trên mà cha mẹ cần biết: Hemophilus influenzae tuýp B (viết tắt là Hib), phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn Bordetella...
- Ngoài ra, viêm đường hô hấp trên còn có nguyên do từ các bệnh dị ứng như: dị ứng thời tiết, khói bụi, phấn hoa, các loại hóa chất độc hại,...
Nhận biết bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
- Viêm đường hô hấp trên ở trẻ rất dễ nhận biết.
- Trẻ có thể có các biểu hiện như sốt cao, hắt hơi, chảy nước mũi, ho khan, khàn giọng, đau rát họng mỗi khi ho,...
- Kèm theo đó là các triệu chứng các như đau bụng, nôn mửa, sốt cao, uể oải, thiếu tập trung,...
- Viêm đường hô hấp trên có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nhưng rất dễ tái phát lại, cha mẹ không nên chủ quan mà nên bỏ túi một vài thông tin hữu ích về cách điều trị sau để đảm bảo chất lượng cuộc sống của trẻ.
>>> Xem thêm: Trẻ bị ho kéo dài: Khi nào cần đi khám?
Cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên
Trẻ bị ngạt và chảy nước mũi liên tục
- Dùng khăn khô mềm làm thông thoáng mũi trẻ.
- Sử dụng nước muối sinh lý và tăm bông để vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày.
- Có thể dùng dụng cụ hút mũi trẻ nếu có đẻ đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Thông mũi trẻ trước khi ăn và khi ngủ, tránh để mũi bé đặc quánh, sẽ khiến bé khó thở khi ngủ và nôn mửa khi ăn.
- Đặt bé ngủ nằm cao đầu và song song với cơ thể mẹ.
- Giữ ấm cơ thể bé khi thời tiết thay đổi.
- Xây dựng lối sống vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh để bé ở nơi ẩm thấp, không khí ô nhiễm.
Trẻ bị sốt cao
- Nếu trẻ bị sốt từ 37,5 - 38,5 độ C, để bé nằm phòng mát, mặc quần áo rộng, thoải mái.
- Lau mát người bé bằng khăn mềm nhúng nước ấm. Lau người bé ở các vùng như chân tay, nách, trán,...
- Theo dõi thân nhiệt cơ thể và theo dõi nhiệt độ của bé.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ và cho bé uống thuốc hạ sốt phù hợp.
- Tắm nước ấm cho trẻ, nếu có thể, tránh hiện tượng co giật khi trẻ bị sốt quá cao.
Trẻ bị ho
- Hỗn hợp mật ong, chanh pha loãng có thể giúp bé giảm ho hiệu quả.
- Sử dụng đúng liều do bác sĩ chỉ định sẽ giúp trẻ mau khỏi hơn.
Trẻ bị nôn
- Hạn chế cho trẻ nằm nghiêng đầu sang một bên, làm sạch chất nôn sau khi trẻ nôn.
- Nếu trẻ nôn nhiều, da nhăn nheo, mắt trũng,... hãy đến ngay bác sĩ gần nhất để được khám và chẩn đoán bệnh chính xác.
>>> Xem thêm: Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều không khỏi
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hôm nay hoặc truy cập vào trang địa chỉ kataco.vn nếu con mình có những triệu chứng của viêm đường hô hấp trên. Chúng tôi sẽ giải đáp và tư vấn cách điều trị và chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp trên một cách chi tiết nhất.