Menu

CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG CHO BÉ MỚI NHẤT NĂM TÂN SỬU 2021

Cập nhật: 05/01/2021
Lượt xem: 0

Cách chữa nhiệt miệng cho bé - Nhiệt miệng là bệnh phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi nhất là trẻ nhỏ. Vậy nguyên nhân gây nhiệt miệng là gì? Nhiệt miệng có dấu hiệu gì? Cách khắc phục bệnh nhiệt miệng? 

Trong khuôn khổ bài viết này, Kataco.vn sẽ bật mí tới bạn cách chữa nhiệt miệng cho bé nhanh và hiệu quả nhất.

>>> Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco - Giải pháp hàng đầu điều trị chứng nghẹt mũi, sổ mũi

Nhiệt miệng là bệnh gì?

Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, là một dạng của viêm loét niêm mạc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. 

Theo Đông Y, nguyên nhân gây nhiệt miệng do các tác nhân bên ngoài môi trường khiến cơ thể nóng lên dẫn đến miệng hôi, lở loét, lưỡi đỏ, khô miệng cùng với quá trình tiết nước bọt gây nhiệt miệng.

Trẻ nhiệt miệng thường xuất hiện các đốm trắng, mới mọc có kích thước nhỏ, sau đó dần dần to lên, mọng nước gây nhiệt miệng. Vết loét càng to sẽ khiến đau rát gây khó khăn trong việc ăn uống. 

>>> Xem thêm: TOP 4 cách điều trị viêm xoang từ tự nhiên

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ

Nhiệt miệng, nhiệt lưỡi là hiện tượng gây loét nhỏ trong niêm mạc miệng và trên lưỡi. Những vết loét miệng xuất hiện tại các vết trầy nhỏ do cơ thể trẻ bị thiếu hụt hàm lượng dinh dưỡng. Về sau có thể xuất hiện mủ do bội nhiễm.

Trẻ nhiệt miệng thường kém ăn, quấy khóc, miệng chảy nhiều nước dãi, khó chịu. Do vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng, bạn nên tìm cách khắc phục, chữa trị. 

Trẻ nhiệt miệng thường gặp phải dấu hiệu gì?

Biểu hiện của trẻ bị nhiệt miệng thường: xuất hiện các đốm trắng, ban đầu nốt nhỏ có kích thước từ 1 - 2mm, sau đó to dần, những nốt to có kích thước lên đến 8 - 10mm. Sau một thời gian, những nốt này sẽ vỡ nước gây lở loét, đau rát, khó chịu.

Những vết loét thường xuất hiện trên bề mặt lưỡi, trong miệng hoặc trên nướu. Do vậy, trong quá trình ăn uống, nhất là ăn các đồ ăn cay và mặn sẽ khiến các nốt đau rát. Nhiều trường hợp, tình trạng lở loét to khiến bạn không thể ăn uống gì.

Một số dấu hiệu của bệnh nhiệt miệng như:

- Trẻ biếng ăn, quấy khóc, khó chịu.

- Miệng liên tục chảy nước dãi.

- Với những trẻ loét miệng nặng có thể nổi hạch ở cổ hoặc sốt đi kèm.

- Xuất hiện dấu hiệu sốt đột ngột.

- Nướu răng chảy máu và bị sưng tê.

>>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi về đêm? Nguyên nhân và cách khắc phục?

Cách chữa nhiệt miệng cho trẻ

Dưới đây là một số biện pháp mà mẹ có thể áp dụng nhằm khắc phục tình trạng nhiệt miệng ở bé như:

Sử dụng thuốc tây chữa nhiệt miệng cho trẻ

Hiện nay, thuốc tây là một trong những giải pháp giúp khắc phục tình trạng nhiệt miệng ở trẻ được nhiều bà mẹ áp dụng. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc bôi giúp kháng viêm, giảm sưng tấy và ngăn chặn tình trạng vết lở loét lan ra xung quanh. 

Ngoài ra, mẹ có thể cho con sử dụng kèm các loại thuốc giải nhiệt, an toàn đối với sức khỏe của bé.

Sử dụng mật ong chữa nhiệt miệng cho bé

Từ lâu, mật ong đã được coi là bài thuốc hữu hiệu chữa nhiệt miệng cho bé. Mật ong có tác dụng khử trùng, chống viêm, kháng khuẩn rất tốt. 

Bạn có thể cho bé súc miệng, ngâm mật ong trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng mật ong chấm vào đầu của vết thương để khử trùng, tránh tình trạng vết lở lan ra.

Uống nhiều nước ép trái cây chữa bệnh nhiệt miệng

Một số loại nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C mà mẹ có thể cho bé uống hạn chế tình trạng nhiệt miệng như: nước ép cam, nước ép bưởi, nước ép kiwi, nước ép chanh, nước ép quýt, .... 

Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng trà xanh

Trà xanh là một trong những thực phẩm có tác dụng kháng khuẩn cao, giúp giảm viêm và ngăn chặn tình trạng sưng tấy. Mẹ có thể pha nước trà xanh, sau đó cho bé súc miệng hoặc ngậm khoảng 5 phút. Mỗi ngày duy trì từ 1 - 2 lần.

Các biện pháp phòng tránh tình trạng nhiệt miệng ở trẻ

Ngoài cách khắc phục nhiệt miệng. Mẹ nên áp dụng một số biện pháp để phòng tránh tình trạng nhiệt miệng như:

- Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp răng miệng luôn sạch sẽ, kháng viêm, kháng khuẩn, tránh sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

- Không nên ăn uống vào đêm khuya.

- Nên súc miệng bằng nước ấm hằng ngày.

- Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, đồ xào nhiều mỡ.

- Uống nhiều nước.

- Sử dụng nước muối súc miệng.

Nhiệt miệng là bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, bệnh này không quá nguy hiểm và có thể dễ dàng chữa trị. Do vậy, nếu con bị nhiệt miệng mẹ không cần quá lo lắng. Chỉ cần làm đúng những bước mà chúng tôi hướng dẫn ở phía trên, tình trạng nhiệt miệng sẽ được khắc phục.

>>> Xem thêm: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao để trẻ đỡ khó chịu?

Kataco.vn cảm ơn sự quan tâm và theo dõi của bạn đọc. Rất mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách chữa nhiệt miệng cho trẻ. Mọi thông tin chi tiết và thắc mắc bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. 

 

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 43
  • Hôm qua: 83
  • Tổng truy cập: 114341
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988