BÉ NÓNG TRONG NÊN ĂN GÌ CHO MÁT
Bé nóng trong ăn gì cho mát - Nóng trong khiến cho trẻ nhỏ biếng ăn, ngủ không ngon giấc,nhiệt miệng,..., vậy thì nên cho trẻ ăn gì để cải thiện, cùng với Katato tìm hiểu nhé!
>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco
Trẻ bị nóng trong thường có biểu hiện gì?
Một số biểu hiện thường gặp khi trẻ bị nóng trong:
Nổi mụn nhọt
Tích tụ độc tố là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mụn nhọt.
Bên cạnh đó, mụn nhọt thường sẽ phình to, hoặc sưng đỏ gây đau đớn cho trẻ.
Khi bé nổi mụn nhọt, phụ huynh nên tránh để cho trẻ gãi hay tác động mạnh vào vết thương để tránh nhiễm trùng.
Táo bón
Cơ thể mất nước là một trong những biểu hiện phổ biến gây nên tình trạng nóng trong, khi mất nước, đại tràng sẽ hấp thụ nước trong thức ăn và phân để bù lại lượng nước trong cơ thể, khiến cho tình trạng táo bón xuất hiện.
Nước tiểu có màu vàng
Còn 1 cách nhận biết trong cơ thể trẻ độc tố có độc tố tích tụ không đó là dựa vào sắc tố của nước tiểu, màu nước tiểu càng đâm hoặc chuyển sang màu đỏ thì chứng tỏ lượng độc tố tích tụ càng cao..
Ngủ không ngon giấc
Khi trẻ biếng ăn, ăn uống không ngon miệng cũng là biểu hiện của nóng trong, từ đó mà trẻ sẽ dễ bị suy dinh dưỡng hoặc chậm phát triển nếu tình trạng kéo dài.
Hơi thở có mùi
Nóng trong khiến cho cơ thể trẻ tỏa nhiệt nhiều hơn, khoang miệng khô hơn, khoang miệng khô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây mùi ở miệng phát triển.
Da dẻ khô
Nóng trong khiến cho cơ thể mất nước từ đó làn da sẽ nóng hơn đồng thời sẽ phải hứng chịu hậu quả đó là mất đi vẻ mềm mại vốn có của da, khiến cho da dẻ của bé khô hơn, dễ bong tróc và nóng hơn bình thường.
Đổ mồ hôi trộm
Để cân bằng với thân nhiệt, khi nhiệt độ của cơ thể tăng cao do nóng trong, lượng mồ hôi mà cơ thể bài tiết ra sẽ nhiều hơn để làm mát cơ thể.
Tình trạng này thường xuất hiện về đêm, do đó ngoài nóng trong ra, trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh.
Xuất hiện tình trạng nhiệt miệng hoặc chảy máu chân răng
Đây là biểu hiện phổ biến nhất khi trẻ nóng trong, gây nên cảm giác khó chịu và cảm giác chán ăn ở trẻ.
Xuất hiện rôm sảy, mẩn ngứa
Các vi khuẩn rôm sảy sẽ rất dễ xuất hiện nếu như tình trạng nóng trong kéo dài.
>>>Xem thêm:Có nên giải độc gan định kỳ không.
Nguyên nhân gây nóng trong ở trẻ nhỏ
Khá nhiều người nghĩ nóng trong thường xuất phát từ tác nhân bên trong cơ thể, tuy nhiên còn do một số yếu tố ngoại cảnh tác động nữa, dưới đây là hai nguyên nhân chính khiến cho bé bị nóng trong:
Nguyên nhân từ bên trong cơ thể
Trạng thái cơ thể có hai thái cực là âm và dương, trong đông y có hai trường hợp:
-Dương thịnh, âm suy: Sẽ sinh ra nội nhiệt khiến cho nhiệt độ của cơ thể tăng lên khiến cho trẻ bị nóng trong.
-Âm thịnh, Dương suy: Lúc này khí âm lấn át khi dương, nhiệt độ của cơ thể suy giảm khiến cơ thể lạnh hơn.
Còn theo y học hiện đại:
-Khi các bộ phận trong cơ thể như: gan, thận, đại tràng,.. hoạt động yếu đi, chức năng đào thải độc tố của các bộ phận này sẽ suy giảm, cơ thể phải tỏa nhiệt nhiều hơn do độc tố tích tụ và gây nên tình trạng nóng trong.
Nguyên nhân từ môi trường sống
Bên cạnh tác nhân do yếu tố bên trong cơ thể thì các tác nhân về môi trường bên ngoài ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng cơ thể, có thể kể đến như:
- Ô nhiễm môi trường.
- Thực phẩm bẩn, Chế độ ăn uống bất hợp lý.
- Thiếu chất và bổ sung chưa đủ lượng nước cho cơ thể.
- Uống thuốc kháng sinh nhiều cũng khiến cho tình trạng nóng trong xuất hiện.
>>Xem thêm: Các bài thuốc giải độc, mát gan.
Ăn gì khi bé bị nóng trong.
Các thực phẩm bổ sung vào cơ thể sẽ là một trong những nhân tố có thể cải thiện được tình trạng nóng trong của cơ thể, bạn nên bổ sung những thực phẩm sau đây và thực đơn cho trẻ nhỏ nhé:
Rau quả thanh mát
- Để bù lại chất điện giải và Vitamin bị mất đi do trẻ bị nóng trong, cha mẹ nên bổ sung các loại rau quả có nhiều vitamin và có tác dụng giải nhiệt cho bé như: Mồng tơi, rau má, bí đao.
- Bên cạnh đó giải độc gan cũng sẽ giảm được lượng độc tố có trong cơ thể, mẹ có thể nước rau má hoặc rau diếp cá để thanh nhiệt giải độc cho bé.
- Ngoài ra, thực đơn gồm các loại hoa quả có chứa Vitamin C và giàu kẽm như cam, ổ, bưởi,...hoặc hải sản, cải xoăn,... cũng nên được bổ sung vào trong thực đơn để tăng sức đề kháng cho trẻ.
Các món cháo
- Các món cháo sẽ giúp các bé dễ ăn hơn và những món ăn nhẹ dạ cũng sẽ tốt cho hệ tiêu hoá và giúp tăng chất điện giải trong cơ thể trẻ nhỏ giúp trẻ giảm nóng trong.
>>>Xem thêm: Aspabest tiêu độc giúp thanh nhiệt giải độc cho cơ thể.
Thực phẩm cần tránh khi bé bị nóng trong
- Những món ăn chứa quá nhiều đạm là một trong những tác nhân khiến cho bé khó tiêu, vậy nên các mẹ nên hạn chế các món ăn chứa nhiều thịt bò hay hải sản nhé.
- Đồ ăn cay nóng.
- Muối: hạn chế muối vào các món ăn, vì loại gia vị này sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất nước.
- Đặc biệt cần hạn chế không cho trẻ uống các thức uống có gas, có cồn.
- Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh lý nóng trong ở trẻ nhỏ, mong rằng bài viết dưới đây thật sự hữu ích với các bậc phụ huynh, truy cập trang web của Katato để có thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nữa về sức khoẻ.