BÉ BỊ HO SỔ MŨI CÓ TIÊM PHÒNG ĐƯỢC KHÔNG?
Các bé sơ sinh thường có thời gian định kỳ để tiêm phòng vacxin, tuy nhiên có nhiều bé đến thời kỳ này lại gặp một số biến cố về sức khỏe, vậy điều này có ảnh hưởng gì khi tiêm phòng hay không là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Sau đây Kataco sẽ giải quyết câu hỏi ”bé bị ho sổ mũi có tiêm phòng được không?” Một số thông tin cần biết khi tiêm phòng và các lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng.
Khi bé bị sổ mũi các mẹ có nên cho bé đi tiêm vacxin
Việc trẻ em bị ho, sổ mũi có thể cho đi tiêm phòng được hay không còn phụ thuộc vào các triệu chứng của bệnh mà các bé mắc phải:
Ví dụ cụ thể:
+ Nếu các bé chỉ bị sổ mũi nhẹ, không có các hiện tượng di chứng như sốt và vẫn vận động, ăn uống sinh hoạt như bình thường. Thì mẹ có thể yên tâm đưa bé đi tiêm phòng
+ Khi các bé bị sốt nhưng không quá nặng chỉ khoảng 38 độ C, hơn nữa không có các triệu chứng nghiêm trọng, có thể tiêm phòng vacxin. Để biết được chính xác nhất việc có nên tiêm hay không cần đến tham khảo ý kiến của bác sĩ.
+ Nếu các bé có hiện tượng sổ mũi kèm sốt cao, ho khan, ho liên tục, các dấu hiệu trên rất dễ có thể bé nhà bạn đã mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
+ Nếu phụ huynh đang điều trị cho bé bằng thuốc tại nhà và không thấy thuyên giảm thì bạn không nên cho trẻ đi tiêm phòng. Bởi các vacxin được đưa vào cơ thể lúc này sẽ không phát huy được tác dụng, hãy chờ đến khi bé hồi phục hoàn toàn rồi mới đưa đến các cơ sở y tế để tiến hành tiêm phòng.
Khi nào không nên đưa trẻ đi tiêm ngừa?
Trong một số trường hợp sức khỏe của bé không tốt, việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ. Những trường hợp sẽ được hoãn lại tiêm phòng và chờ ý kiến quyết định của bác sĩ chuyên khoa gồm:
- Những bé đang có hiện tượng sốt cao trên 37 độ C hoặc thân nhiệt bị hạ thấp xuống dưới 35,5 độ C
- Trẻ sơ sinh bị mắc bệnh về nhiễm khuẩn cấp tính nguy hiểm
- Các bệnh lý về da như viêm da mủ, bệnh chàm ngoài da, những bệnh có thể gây ra viêm nhiễm toàn thân
- Trẻ con mắc bệnh mãn tính do phổi, tràn dịch màng phổi,...nhất là các bệnh thận.
>>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ mùa hè và cách phòng chống
Lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm phòng
Phụ huynh cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của các con để thông báo chi tiết cho bác sĩ trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm.
Đây là quá trình loại bỏ các trường hợp sức khỏe không nên tiêm phòng như các vấn đề về cân nặng, bệnh lý viêm nhiễm,. lịch tiêm cần được trì hoãn cho đến khi trẻ có đủ cân nặng và đáp ứng các nhu cầu tiêu chuẩn mới có thể tiến hành tiêm vacxin.
Trình tự kiểm tra sàng lọc sức khỏe cần lưu ý những điều kiện sau để các mính xem các bé có thể tiêm chủng hay không:
- Đối với trẻ sơ sinh số cần nặng tối thiểu là 2,5 kg
- Trẻ có bú, vận động ngủ, chơi cso bình thường không?
- Tình trạng sức khỏe của trẻ có gặp vấn đề gì như sốt cao, ho hay cá bệnh lý khác
- Các bé có đang sử dụng thuốc hay các phương pháp điều trị sức khỏe nào không, ba mẹ cần khai báo đầy đủ
- Tiền sử bệnh lý có dị ứng với thành phần hay thực phẩm nào không
- Đối với trẻ đã tiêm vacxin thì những lần trước có xảy ra hiện tượng phản ứng xấu không. Nếu có các mũi tiêm sau sẽ ngưng
Việc thăm khám sàng lọc trước khi tiến hành tiêm chủng là vô cùng cần thiết, nhờ vậy mà chúng ta có thể phát hiện ra các bất thường cần lưu ý để quyết định xem trẻ có nên tiêm phòng định kỳ hay không. Nếu không việc đưa vacxin vào cơ thể sẽ không có tác dụng gì hết.
Để làm được điều này, người nhà cần hợp tác và khai báo đầy đủ với bác sĩ để việc tiêm phòng trở nên an toàn và hiệu quả nhất.
Các sai lầm cần tránh khi phụ huynh cho bé tiêm phòng
1. Nếu các phụ huynh có quan niệm rằng trẻ đang uống thuốc kháng sinh không thể tiêm phòng được thì đó là nhận định sai. Bản chất vacxin không làm ảnh hưởng tới bất kì loại vacxin nào, trừ một vài trường hợp ngoại lệ, Nhưng kể cả vậy các bác sĩ trong quá trình sàng lọc cũng sẽ đưa ra biện pháp cụ thể cho trường hợp của từng bé.
2. Trẻ mắc bệnh không thể tiêm ngừa được là không đúng. Với các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, sổ mũi, viêm tai, tiêu chảy mà không có dấu hiệu sốt và vẫn vận động bình thường thì có thể tiêm phòng. Đối với trẻ mắc bệnh mãn tính về gan, phổi, tim,.. thì việc tiêm ngừa là vô cùng cần thiết.
3. Trẻ vừa khỏi bệnh không được phép tiêm ngừa là không đúng. Giai đoạn hồi phục bệnh không ảnh hưởng tới thành phàn cũng như tác dụng của vacxin.
4. Các bé sinh non bị nhẹ ký không tiêm phòng được là suy nghĩ sai lầm. Lịch chích ngừa được lập ra theo độ tuổi. Với những bé sơ sinh dưới 2kg vẫn có thể tiêm ngừa viêm gan B, tuy nhiên tác dụng của vacxin sẽ không hiệu quả bằng các bé đủ cân.
5. Trẻ bị dị ứng vẫn có thể tiêm ngừa được
Nếu bố mẹ có thắc mắc thì có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline hoặc truy cập vào trang website kataco.vn.Chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc về vấn đề tiêm phòng của trẻ.