Menu

04 CÁCH TRỊ NGHẸT MŨI CHO TRẺ NHỎ ĐƠN GIẢN, ĐEM LẠI HIỆU QUẢ CAO

Cập nhật: 06/01/2021
Lượt xem: 0

Nghẹt mũi là hiện tượng tắc nghẹt mũi do dịch nhầy hoặc sưng niêm mạc ở 2 bên cánh mũi. Đây là hiện tượng khiến ai trong chúng ta mắc phải cũng đều cảm thấy khó chịu huống hồ là trẻ sơ sinh. 

Hãy theo dõi bài viết sau của Kataco để có cách trị nghẹt mũi cho trẻ nhỏ nhanh chóng và triệt để nhất nhé.

>>> Xem thêm: TRẺ BỊ NGẠT MŨI KHÓ THỞ PHẢI LÀM SAO?

1. Mua thuốc xịt mũi bằng nước muối

Nước muối sinh lý đúng là một giải pháp điều trị tình trạng ngạt mũi cho bé rất hiệu quả. Nếu thấy các bé có dấu hiệu nghẹt mũi khó thở hãy dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ nhé.

Cách thực hiện

- Bế trẻ nằm ngửa ra và để đầu hơi nghiêng về phía sau

- Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi của bé

- Không dùng nước muối liên tiếp nhiều ngày, giới hạn là 4 ngày. Bởi nước muối bị lạm dụng sẽ làm khôn niêm mạc bên trong mũi của bé và khiến cho tình trạng viêm mũi, viêm xoang chuyển biến nặng hơn.

>>> Xem thêm: NHỮNG LOẠI THUỐC SỬ DỤNG KHI BÉ BỊ SỔ MŨI

2. Dùng bóng hút mũi

- Bóng hút mũi được sử dụng để loại bỏ chất nhầy từ mũi, từ đó giúp mũi các bé được thông và có thể hít thở dễ dàng.

- Bạn có thể kết hợp với nước muối sinh lí bằng cách nhỏ khoảng 2 giọt vào ô mũi cho trẻ để các chất nhầy bên trong mềm ra, sau đó tiến hành hút mũi sẽ thuận tiện hơn

- Hiện nay, thị trường có dòng máy hút mũi và bóng hút mũi, cả 2 đều có tác dụng rủ hết nước muối và chất nhiều bên trong ra ngoài. 

Khi tiến hành thực nghiệm hãy đặt cho bé 1 miếng khăn, cuộn lại rồi kê dưới vai của đứa bé. Kế đó, đặt đầu bé nghiêng nhẹ sang 1 bên để những giọt nước muối có thể chảy ra ngoài một cách thuận lợi.

- Đối với bóng hút nước mũi bạn hãy bóp quả nóng lại tạo lực hút. Bên cạnh đó là đặt nó vào trong mũi trẻ bị nghẹt muxu rồi thả nay ra để mọi thứ bị hút hết ra ngoài.

- Các mẹ chỉ cần thực hiện vệ sinh khoảng 15 phút trước khi bé đi ngủ hay cho trẻ em. Điều này giúp các bé dễ thở hơn.

- Chú ý không nên hút mũi cho bé quá nhiều, mỗi ngày khoảng 3 lần. Bởi, lực hút của dụng cụ hút mũi dễ khiến cho các bé bị kích ứng niêm mạc mũi của trẻ, hơn nữa, bạn cũng phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ trước khi tiến hành hút mũi cho các bé.

Một vài loại nước muối sinh lý đã được bổ sung thêm dưỡng chất, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng loại này trừ khi có chỉ định của bác sĩ, còn không có thì chỉ nên dùng loại nước muối thông thường là đủ.

Bên cạnh việc hút mũi và dùng nước muối sinh lý, hãy làm khô mũi cho bé ngay sau đó bằng bông tăm.

>>> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ mùa hè và cách phòng chống

3. Xông hơi

Bạn có thể xông hơi cho bé bằng cách xả một chậu nước có nhiệt độ vừa phải sau đó đặt bé vào ngồi xông trong 1 thời gian ngắn.

Hơi nước ấm sẽ khiến cho các chất nhầy trong mũi mềm ra. Xông hơi khiến cho tình trạng nghẹt mũi được giải quyết triệt để, đồng thời giảm ho và giảm tức ngực rất tốt. Bên cạnh đó, các dịch nhầy hình thành trong mũi đã được làm loang ra nên việc loại bỏ chúng cũng dễ dàng hơn.

4. Chạy máy giữ ẩm không khí

Máy giữ ẩm không khí khiến cho lỗ mũi của bé không bị quá khô, làm giảm đau rát, tình trạng nghẹt mũi và khó thở. Bạn nên đầu tư một chiếc máy giữ ẩm, máy phun sương trong phòng để hơi nước có thể bay đến chỗ của bé đang ngủ.

Để tránh nấm mốc hay vi khuẩn phát triển bạn cần thay nước ở máy liên tục, điều này rất quan trọng với đường hô hấp và sức đề kháng của bé.

Bật mí những cách trị nghẹt mũi cho bé mẹ cần biết

Hãy tham khảo một vài phương pháp điều trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh mà các mẹ nên biết:

- Khi bé ngủ, hãy dùng chiếc gối kê cao đầu bé lên chút để các chất nhầy chảy ra ngoài dễ hơn. Bên cạnh đó, bạn nên cố định vị trí nằm của bé để nửa đêm các bé có lật mình cũng không gặp phải tình trạng gì đó nguy hiểm.

- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nhờ đó là các chất nhầy hình thành trong mũi sẽ loãng hơn. Đừng ép các bé uống một lần quá nhiều mà chia thành các ngụm nhỏ uống cả ngày sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

- Khi các bé lớn hơn và có nhận thức về hành động, các mẹ nên hướng dẫn trẻ cách hỉ mũi. Cách dạy tốt nhất cho bé là bạn làm mẫu để các bé học theo.

Tuy nhiên, trong quá trình điều trị nghẹt mũi cho con các bà mẹ cũng cần tránh một số điều sau đây:

- Không nên hút mũi cho trẻ bằng miệng: Các bà ngày xưa thường dùng cách này để loại bỏ các chất nhầy trong mũi cho bé tuy nhiên cách này không chỉ mất vệ sinh mà còn có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm sang cho bé.

- Không được tự ý cho trẻ uống các loại thuốc có hàm lượng kháng sinh mà không có chỉ định rõ ràng.

Đối với những trường hợp không thấy thuyên giảm mà còn ngày càng nặng hơn hãy đưa đến các cơ sở y tế địa phương để thăm khám kịp thời.

Sau bài viết của Kataco chắc bạn đã biết được thêm nhiều phương pháp hay để điều trị chứng nghẹt mũi của trẻ ngay tại nhà.


 

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 25
  • Hôm qua: 81
  • Tổng truy cập: 152361
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988