Menu

LÀM THẾ NÀO KHI TRẺ BỊ NGẠT MŨI, SỔ MŨI

Cập nhật: 05/01/2021
Lượt xem: 0

Bé hay ngạt mũi, sổ mũi điều trị như thế nào - Sự thay đổi của thời tiết là nguyên nhân chủ yếu khiến bé thường xuyên bị ngạt mũi, sổ mũi.

Vậy phải làm thế nào? hay có những biện pháp nào có thể chữa dứt điểm triệu chứng này không đang là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh, với những chia sẻ dưới đây của Kataco.vn mong rằng có thể giúp các bậc phụ huynh phần nào hiểu rõ hơn về triệu chứng này của bé cũng như tìm ra cách khắc phục.

>>>Xem thêm: Thông tin chi tiết về Kataco hà Nội 

Ngạt mũi, sổ mũi là gì?

Ngạt mũi, sổ mũi là tình trạng dịch nhầy trong mũi dư thừa làm cho trẻ bị khó thở và chảy nước mũi liên tục.

Tình trạng này diễn ra khá thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào ban đêm, do một vài nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, do đó muốn điều trị dứt điểm cần phải hiểu rõ được nguyên nhân khiến bé bị ngạt mũi, sổ mũi, từ đó mà có hướng điều trị phù hợp.

>>>Xem thêm: Xịt muối biển Katisea

Bé bị ngạt mũi do những nguyên nhân nào

Do sự thay đổi bất thường của thời tiết

Vốn dĩ sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu hơn người lớn, nên khi có sự thay đổi của thời tiết cơ thể của trẻ thường không thể thích nghi kịp với những sự biến đổi này, do đó tình trạng ngạt mũi, sổ mũi diễn ra vào ban đêm hoặc khi thời tiết trở lạnh, kèm theo đó là các biểu hiện như ngạt mũi, sổ mũi, ho,...

Trẻ vui chơi và hoạt động trong môi trường mới 

Đôi khi việc sinh hoạt trong môi trường lạ, đặc biệt là môi trường học đường, nơi mà trẻ nhỏ không chỉ tiếp xúc với một mà rất nhiều người là không thể tránh khỏi.

Vì thế mà các bé lây bệnh cho nhau trong quá trình vui chơi là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp.

Virus là điều mà các bậc phụ huynh cần lưu tâm

Cúm mùa là loại cúm thường dễ thấy ở Việt Nam, nó không chỉ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ, mà còn tác động phần lớn đến người lớn chúng ta.

Biểu hiện thường thấy khi trẻ nhiễm virus gây ngạt mũi, sổ mũi là: Đau họng, ho khan, ngạt mũi, sổ mũi,...Trong một số trường hợp còn kèm theo triệu chứng sốt nữa. 

Do trẻ dị ứng

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi do dị ứng là: 

-Phần dịch mũi của trẻ thường tồn tại dưới thể lỏng và thường có màu trắng nhạt.

-Trẻ hắt hơi thường xuyên và hay chảy nước mũi kèm theo đó nếu thấy trẻ ngứa mắt thì phụ huynh cũng nên lưu ý.

Cách điều trị khi trẻ bị ngạt mũi

Tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà phụ huynh có những cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi khác nhau, và sau đây là một vài cách có thể giúp bé giảm bớt tình trạng tạm thời, sau đó thì ba mẹ vẫn nên đưa các bé đến các cơ sở y tế để khám chữa:

Xông hơi mũi

Dịch nhầy trong mũi là nguyên nhân khiến cho trẻ bị ngạt mũi, do đó mà cha mẹ có thể dùng phương pháp xông hơi mũi để giúp để dịch nhầy của trẻ ra ngoài làm cho mũi trẻ thông thoáng hơn.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Phụ huynh có thể sử dụng các dung dịch nước muối dạng xịt, xịt trực tiếp vào khoang mũi của bé cũng có thể giúp cho mũi của các bé thông thoáng hơn, đồng thời đây là phương pháp dễ làm vào phổ biến nhất mà các bậc cha mẹ hay sử dụng.

Dùng khăn ấm để chườm nóng mũi

dùng nước ấm tạo áp lực lên mũi sẽ giúp cho tình trạng xoang của trẻ được giảm đáng kể.

Xông mũi cho trẻ bằng tinh dầu 

Bên canh việc có thể sử dụng dầu khuynh diệp để thoa trực tiếp lên mũi của trẻ, ba mẹ có thể nhỏ vài giọt tinh dầu ra ly nước nóng và xông lên mũi trẻ như phương pháp xông hơi mũi.

Giữ ấm, giữ sạch cổ cho bé

Đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào ban đêm cổ họng của không chỉ riêng bé mà còn ở người lớn chúng ta, đây là bộ phận mỏng manh nhất.

Do đó việc giữ ấm cho trẻ là điều thường xuyên cha mẹ phải làm để đàm bảo cho bé có sức đề kháng tốt nhất và giảm được việc ngạt mũi về đêm ở bé. 

Ngoài ra khi trời trở lạnh, cũng tạo môi trường thuận lợi để virus gây nghẹt mũi xâm nhập khiến cho bé chảy nước mũi, đây là triệu chứng ban đầu của ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ.

Ngoài ra tai, mũi, họng là 3 bộ phận thông nhau nên giữ ấm và giữ sạch cho cổ là điều cần thiết.

>>>Xem thêm: Thuốc nhỏ mũi - mắt - tai KATADEXAN

Một số lưu ý khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi.

- Không nên dùng miệng để hút mũi cho trẻ: Điều này vô hình chung sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan từ người này qua người khác.

- Khi trẻ có dấu hiệu ngạt mũi, sổ mũi phụ huynh không nên tự giác dùng thuốc cho trẻ mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

>>>Xem thêm: Thuốc nhỏ mũi Kati

Trên đây là một vài cách mà kataco.vn chia sẻ về các cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi, ngoài ra cha mẹ có thể  truy cập vào website kataco.vn để được giải đáp về sức khỏe của trẻ một cách chi tiết nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thống kê truy cập

  • Online: 1
  • Hôm nay: 24
  • Hôm qua: 42
  • Tổng truy cập: 114762
Đối tác khách hàng
    50

    Chị Hoàng Ngọc Mai

    "Khách hàng"

    Con trai tôi thường xuyên bị ốm mỗi khi thay đổi thời tiết, đặc biệt vào những ngày mùa đông. Nhưng từ khi sử dụng thuốc ho của Kata con trai tôi đã ít ốm hơn hẳn, sức đề kháng cũng tăng lên.

    50

    Chị Minh Phương

    "Khách hàng"

    Con trai tôi ngạt mũi thường xuyên, nên tôi dùng nhỏ mũi rất hiệu quả. xin cảm ơn!

    50

    Chị Ngọc Diệp

    "Khách hàng"

    Được các bà mẹ hội chị e giới thiệu sản phẩm của Kata nên tôi cũng mua cho con tôi sử dụng xem. Kết quả chất lượng thuốc thực sự rất tốt. Tôi sẽ tiếp tục cho con mình sử dụng sản phẩm của bên Công ty mình.

Bản quyền thuộc về CÔNG TY KATA VIỆT NAM
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Liên hệ
099 5588 988